Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/11/2022

Bà bầu ăn lòng lợn được không và những điều mẹ cần biết!

Bà bầu ăn lòng lợn được không và những điều mẹ cần biết!
Trong thai kỳ, không phải thực phẩm nào cũng an toàn cho mẹ và bé. Vậy nên, trước khi ăn món nào đó, mẹ bầu thường phải tìm hiểu xem món ăn có thật sự an toàn cho sức khỏe mẹ và con yêu trong bụng hay không?

Lòng lợn (lòng heo) là món ăn thơm ngon quen thuộc trên mâm cơm người Việt, có thể chế biến thành các món như lòng lợn luộc, lòng xào với rau củ, cháo lòng,… bởi lẽ món ăn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nhiều mẹ thắc mắc bà bầu ăn lòng lợn được không? Mẹ bầu hãy đọc ngay bài viết của MarryBaby để được giải đáp nhé.

Vì sao bà bầu hay thèm ăn lòng lợn (lòng heo)?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, có người ăn uống bình thường, có người chỉ cần ngửi mùi thức ăn cũng đã nôn ói đến xanh mặt. Ngược lại, có những mẹ khi nghén thì kể cả những món ăn chưa bao giờ đụng đũa lại trở thành món khoái khẩu trong thai kỳ.

Lòng lợn – một trong những món ăn chơi nhiều người ưa thích cũng nằm trong số đó. Nhiều mẹ bầu khi ốm nghén lại thèm đến mức không ăn không chịu được, ngon khiến mẹ khó cưỡng lại.

Một lý do khiến lòng lợn trở nên hấp dẫn với mẹ bầu là vì món ăn này được ăn kèm với các loại rau thơm, mắm tôm hoặc nước mắm, các loại gia vị giúp kích thích vị giác mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Có thể vì lẽ đó nên mẹ bầu hay “bất chợt” thèm món ăn này.

Bà bầu có ăn được lòng lợn không? Giá trị dinh dưỡng có trong lòng lợn

Khi mang thai, liệu bà bầu ăn lòng lợn có tốt không trong khi đây là một loại thực phẩm từ nội tạng động vật? Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia y tế cho biết: Hầu như các cơ quan nội tạng của lợn nói chung và lòng lợn nói riêng đều mang đến giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho mẹ mang thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.Chất dinh dưỡng có trong nội tạng lợn chứa nhiều vitamin, chất đạm và chất béo. Do đó, nếu mẹ bầu ăn với tần suất và lượng vừa phải, hợp quy trình chế biến sạch sẽ vệ sinh, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển tốt của thai nhi, bản thân mẹ cũng không gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

Giá trị dinh dưỡng của lòng lợn

Trong 100 gram lòng lợn chứa:

  • Calories: 175
  • Chất đạm: 27 gram
  • Vitamin B12: 1,386% RDI*
  • Đồng: 730% RDI
  • Vitamin A: 522% RDI
  • Riboflavin: 201% RDI
  • Niacin: 87% RDI
  • Vitamin B6: 51% RDI
  • Selenium: 47% RDI
  • Kẽm: 35% RDI
  • Sắt: 34% RDI

(*) RDI: Khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo.

Ngoài ra, lòng heo còn chứa kali, magie, phốt pho, choline, selen và giàu vitamin D, E, K… Vậy nếu mẹ thắc mắc bà bầu có ăn được lòng lợn không thì câu trả lời là có. Những dưỡng chất có trong lòng heo tốt cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn lòng lợn có tốt không? Lợi ích của lòng lợn (lòng heo) đối với mẹ bầu:

  • Hỗ trợ cơ và xương: Lòng heo chứa nhiều protein, giúp sửa chữa những mô bị hư hỏng và xây dựng cơ bắp, có thể giảm các cơn đau lưng, cơ khi mang thai.
  • Phòng chống thiếu máu: Món ăn này giàu vitamin B12, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi mẹ bầu hay gặp trong thai kỳ.
  • Hỗ trợ duy trì cân nặng: Thực phẩm giàu protein có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm tình trạng ăn vặt, từ đó hỗ trợ giảm cân. Hơn nữa, lòng heo chứa ít calo và chất béo so với các nguồn protein động vật khác, vậy nên tốt cho việc duy trì cân nặng khi mang thai.
  • Tốt cho sức khỏe của não, cơ và gan: Thịt nội tạng là một trong những nguồn cung cấp choline tốt nhất trên thế giới. Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của não, cơ và gan mà nhiều mẹ bầu có thể hấp thụ chưa đủ mỗi ngày.
  • Nguồn cung cấp nucleotide: Bà bầu ăn lòng lợn được không? Bên cạnh các loại thịt gia cầm, cá thì thịt nội tạng, bao gồm lòng lợn đóng vai trò cung cấp nucleotide rất tốt cho cơ thể. Nucleotide hoạt động như các khối xây dựng để tổng hợp ARN, ADN, các tín hiệu nội bào và sản xuất năng lượng cho toàn bộ các cơ quan.
bà bầu ăn lòng lợn có tốt không
Bà bầu có ăn được lòng heo không? Câu trả lời là có, vì lòng heo chứa nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho mẹ và bé.

Mẹ bầu ăn nhiều lòng heo có sao không?

Thực phẩm nào cũng vậy, dù tốt thì ăn nhiều cũng sẽ không tốt. Lòng lợn giàu dưỡng chất, do đó, việc cân đối tần suất và khẩu phần ăn rất quan trọng để mẹ bầu không bị dư chất, gây nguy hại cho thai nhi. Việc ăn quá nhiều lòng lợn sẽ khiến mẹ có nguy cơ gặp rắc rối với các vấn đề sau:

  • Lượng cholesterol tăng cao

Trong lòng heo cũng chứa một lượng cholesterol cao, không tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Ước tính, 56g thịt nội tạng cung cấp 105mg cholesterol, tương đương 36% RDI. Một nghiên cứu với 9.000 người ở Hàn Quốc đã cho thấy những người tiêu thụ thịt nội tạng động vật ở mức vừa phải có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với những thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này.

  • Bà bầu có ăn được lòng lợn không? Nguy cơ nhiễm bệnh từ thực phẩm bẩn

Bà bầu ăn lòng lợn được không? Ăn thịt nội tạng, đặc biệt là những món chưa được nấu chín kỹ, có thể bị liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đặc biệt, trong quá trình sơ chế, xử lý thịt nội tạng, có thể gây ô nhiễm chéo cho các thức ăn khác. Điều này gây ra nguy cơ dẫn tới tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn. Đây là những căn bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu.

  • Dư thừa vitamin A gây ngộ độc

Lòng lợn rất giàu vitamin A, dù vậy, khi ăn quá nhiều món ăn này, hậu quả sẽ là ngộ độc vitamin A và lượng Đồng cao bất thường. Điều này có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và nhiễm độc gan mẹ bầu. Các bác sĩ khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên ăn thịt nội tạng nhiều hơn 1 lần/tuần trong thai kỳ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Ăn rau muống không đúng cách: Hại mẹ, thiệt con!

Bà bầu ăn lòng lợn được không? Những điều cần chú ý trước khi ăn

bà bầu có nên ăn lòng lợn không
Bà bầu cần lưu ý chỉ ăn lòng lợn không quá 1 lần/tuần trong thai kỳ của mình nhé.

Bà bầu có ăn được lòng lợn không? Mẹ bầu có thể sử dụng lòng heo để làm các món hầm, nấu cháo, chế biến xúc xích, pate… thay đổi khẩu vị trong những ngày chán cơm. Thực tế, một số mẹ bầu ở nhiều nước trên thế giới cũng ăn những món này trong thai kỳ và nhận được nhiều lợi ích đáng kể.

Tuy nhiên, khi ăn, mẹ cần lưu ý:

  • Bà bầu ăn lòng lợn được không? Chỉ ăn đúng theo khuyến cáo của bác sĩ, hoặc ít hơn nếu bạn là người có vấn đề về sức khỏe, béo phì hoặc cao huyết áp. Tốt hơn hết, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn thịt nội tạng (lòng heo) trong thai kỳ.
  • Bà bầu có ăn được lòng lợn không? Đối với những bà bầu mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, hàm lượng cholesterol máu cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, thừa cân béo phì thì không nên ăn lòng lợn.
  • Khi mua, mẹ nên chọn mua loại lòng còn tươi, bề mặt nhẵn không có nốt sần cục, không mua các loại có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi.
  • Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ bầu nên nắm rõ nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh.
  • Bà bầu ăn lòng lợn được không? Khi ăn nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường như nôn ói nhiều hoặc dị ứng,… mẹ bầu cần tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu ăn củ kiệu được không? Những món mẹ cần tránh

Ngoài lòng lợn, mẹ bầu nên tăng cường thêm nhiều thực phẩm khác tốt cho sức khỏe như rau xanh, củ quả, nước ép trái cây. Đồng thời, bổ sung thịt, cá, tôm vào khẩu phần ăn mỗi ngày để dung nạp đủ nguồn chất dinh dưỡng cần thiết nhất.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “bà bầu có ăn được lòng lợn không” từ đó mẹ không còn lo sợ mỗi khi buồn miệng và muốn ăn lòng lợn nữa nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What to eat when pregnant

https://www.unicef.org/parenting/what-to-eat-when-pregnant

Ngày truy cập: 7/1/2022

2. FOODS TO AVOID OR LIMIT DURING PREGNANCY

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/foods-to-avoid-or-limit-during-pregnancy.aspx

Ngày truy cập: 7/1/2022

3. Pregnancy Vitamins and Nutrients

Pregnancy Vitamins and Nutrients

Ngày truy cập: 7/1/2022

4. Maternal Dietary Patterns and Pregnancy Outcome

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4924192/
Ngày truy cập: 7/1/2022
5. Nutrition Before Pregnancy
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=nutrition-before-pregnancy-90-P02479
Ngày truy cập: 7/1/2022
x