Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo
Cập nhật 26/06/2024

Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?
Có rất nhiều món ngon khi ăn cùng mắm tôm, vậy bà bầu ăn mắm được không? Cùng tìm hiểu để biết bà bầu có thể ăn những loại mắm nào.

Bà bầu ăn mắm được không, bầu ăn bún mắm được không, bầu ăn mắm nêm được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Những món mắm tôm, mắm cá, mắm cáy… đã trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt. Hương vị hấp dẫn của các món mắm rất dễ kích thích sự thèm ăn của các mẹ bầu. Nhưng khi đặt vấn đề khẩu vị qua một bên, mẹ bầu có thể còn phải cân nhắc đến tính an toàn của những món ăn này.

Không chỉ là gia vị, mắm cũng mang đến dinh dưỡng

Các loại mắm được làm từ nguyên liệu chính là cá, tôm ướp muối và các gia vị khác. Mắm cung cấp chất đạm và một số dưỡng chất khác tùy theo thành phần nguyên liệu. Hầu hết các loại mắm đều được chế biến từ các loại tôm cá ướp muối theo tỷ lệ nhất định qua quá trình tự phân hủy tạo thành. Các loại mắm truyền thống giàu đạm, có vị ngọt tự nhiên khi ăn kèm các món thịt đều hấp dẫn trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Mắm tôm và cá mang đến những dưỡng chất như DHA, protein, vitamin B1, B2, PP, B12…

Trong mâm cơm truyền thống của người Việt, hiếm thấy thiếu mắm. Các món ăn, khi ăn với mắm đều ngon khó cưỡng nổi như: Gỏi cuốn mắm nêm, bún bò Huế mắm ruốc, bún đậu mắm tôm, bún riêu mắm tôm, thịt chưng mắm tép… Cũng bởi thành phần dinh dưỡng của các món mắm mà bữa cơm truyền thống Việt Nam vẫn giàu dinh dưỡng, dù thoạt nhìn có vẻ thanh đạm, đơn giản. Vì những lý do kể trên, mẹ cũng vẫn có thể xem xét mắm là một lựa chọn thực phẩm cho bà bầu tương đối khả thi.

bầu ăn mắm tôm được không
Bà bầu không nên ăn các loại mắm sống vì nguy cơ nhiễm độc thai nghén rất cao do vi khuẩn gây ra

Bà bầu ăn mắm được không?

Câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn có nên ăn mắm không sẽ không rõ ràng là “được” hay “không được” mà là tùy vào lựa chọn và cách chế biến của mẹ bầu.

Những nguy cơ khi bà bầu ăn mắm

Bà bầu có nên ăn mắm không? Vì mắm được chế biến từ thực phẩm sống nên có rất nhiều loại vi khuẩn không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Chưa kể một số loại mắm nêm được làm từ những loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra dị tật thai nhi.

Các loại mắm đều được ướp với tỷ lệ muối cao để không bị hỏng. Khi bà bầu ăn mắm, vô tình đưa một lượng muối lớn vào cơ thể, tăng nguy cơ phù nề.

Ăn nhiều loại mắm được chế biến từ cá chứa chì sẽ không tốt cho hệ thần kinh của thai nhi.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Ăn như thế nào để an toàn?

Bà bầu ăn mắm ruốc được không?

Bà bầu có nên ăn mắm ruốc? Mắm ruốc được làm từ ruốc sống ướp muối, được dùng để chấm nhiều loại thức ăn như thịt luộc, trái cây chua và chế biến các món mặn. Với nguyên tắc hàng đầu là “ăn chín, uống sôi”, mẹ bầu chỉ nên ăn những món mắm ruốc đã được nấu chín như thịt xào mắm ruốc, bún bò Huế nêm mắm ruốc…

Bà bầu ăn mắm tôm được không?

bầu ăn mắm tôm được không
Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm có tốt?

Bầu ăn mắm tôm được không? Mắm tôm là một trong những món ăn khá giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, món mắm này tạo thành một môi trường khá lý tưởng cho sự phát triển của các vi khuẩn. Đó là lý do trước đây mắm tôm bị “nghi oan” là thủ phạm gây tiêu chảy cấp. Thực tế, bà bầu bị tiêu chảy có thể là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng có thể là do hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả trong thời gian mang thai. Mẹ bầu có thể ăn mắm tôm an toàn bằng cách xào chín mắm tôm với một ít dầu ăn, hành củ hoặc chưng cách thủy mắm tôm trong nước sôi khoảng 20 phút để tiêu diệt các mầm bệnh.

Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Vậy câu trả lời cho việc bà bầu có nên ăn bún đậu mắm tôm không thì nếu các mẹ bầu muốn ăn bún đậu mắm tôm, tốt nhất nên chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm đã qua chế biến an toàn, đảm bảo mắm tôm được làm chín và rau sống được rửa sạch đúng cách sẽ giảm được nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn nem chua được không? Ăn không đúng hại mẹ lẫn con

Bà bầu ăn bún mắm nêm được không?

Bún mắm nêm là món bún tươi kết hợp với các loại rau sống, thịt và trộn cùng mắm nêm. Đa phần các loại mắm nêm được dùng để chế biến món ăn này đều chưa được nấu chín và do đó, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ tiêu chảy, đau bụng nếu ăn nhiều. Đặc biệt, thành phần của món mắm nêm thường được thêm trái thơm băm nhỏ. Trái thơm (dứa) là một trong những trái cây mà mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh vì có thể gây sảy thai.

Bà bầu ăn bún mắm được không?

Bà bầu ăn bún mắm được không

Bà bầu ăn bún mắm được không? Bún mắm đã nấu chín sẽ không thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy do ăn đồ chưa chín. Tuy nhiên, bún mắm lại rất mặn, khiến mẹ bầu nạp một lượng lớn muối vào cơ thể. Do đó nếu có thể tự nấu và gia giảm lượng muối phù hợp thì không sao. Tuy nhiên, mẹ bầu nên trụng kỹ rau sống, bỏ thói quen chấm tôm, mực, thịt… với muối ớt (nếu có) khi ăn bún mắm. Bún mắm đã mặn, lại chấm thêm muối sẽ không tốt cho mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn trứng vịt lộn và những lợi ích bất ngờ!

Phụ nữ mang thai ăn mắm cá linh được không?

Mắm cá linh được làm từ cá linh tươi, ướp muối và bột thính trong 3 tuần. Sau đó lại tiếp tục ướp với nước đường đặc đã được đun cho có màu cánh gián trong 15 ngày. Mắm cá linh dùng để ăn với bún, rau sống, chấm rau, nấu ăn… Do vậy, bà bầu không thể ăn sống mắm cá linh vì sẽ dễ nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu nấu kỹ thì ăn được. Song bạn tránh ăn quá nhiều, cũng tránh nấu quá mặn, sẽ không tốt cho mẹ và thai nhi.

Như vậy, bà bầu ăn mắm được không, bầu ăn bún mắm được không, bầu có nên ăn mắm nêm không, bà bầu ăn mắm cá linh được không… là các câu hỏi không khó để trả lời. Trước khi lựa chọn các món mắm, mẹ cần xem kỹ hạn sử dụng, mắm có thể dùng cho các món ăn chín hay không và chỉ nên ăn sau khi đã đun nấu kỹ các món mắm này.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy week by week
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082
Truy cập ngày: 06/07/2021

2. Eating During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html
Truy cập ngày: 06/07/2021

3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/
Truy cập ngày: 06/07/2021

4. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày: 06/07/2021

5. Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm
Truy cập ngày: 06/07/2021

x