Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/12/2021

Bà bầu ăn măng tây được không? Những lợi ích của măng tây mang lại

Bà bầu ăn măng tây được không? Những lợi ích của măng tây mang lại
Khi mang thai, mẹ cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống vì điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển toàn diện đến thai nhi. Bà bầu ăn măng tây được không và măng tây mang lại lợi ích gì cho mẹ và bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi đó giúp mẹ.

Bà bầu ăn măng tây được không?

Măng tây là loại thực phẩm có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và khá phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Chẳng phải tự nhiên mà măng tây được nhiều người ưa chuộng đến như vậy. Bên cạnh hương vị ngọt thanh, độ giòn vừa phải, măng tây còn mang lại cho sức khỏe nhiều lợi ích vượt trội nhờ thành phần nhiều dưỡng chất thiết yếu. Vậy bà bầu ăn măng tây được không?

Dinh dưỡng của măng tây

Một 1/2 chén măng tây nấu chín (90g) sẽ cung cấp cho mẹ:

  • Lượng calo: 20
  • Chất béo: 0,2g
  • Natri: 13mg
  • Carbohydrate: 3,7g
  • Chất xơ: 1,8g
  • Đường: 1,2g
  • Protein: 2,2g
  • Vitamin K: 45,5mcg
  • Măng tây là loại thực phẩm khá lành tính. Thành phần dinh dưỡng có trong măng tây sẽ không khiến cơ thể mẹ bầu bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần ăn lượng măng tây vừa đủ với cơ thể chứ không nên ăn quá dư thừa, khi chế biến cũng đừng nên nấu quá lâu để tránh làm hao hụt các dưỡng chất quý giá có trong măng tây. Chính vì thế, đối với câu hỏi bà bầu ăn măng tây được không thì đáp án là được.

    5 lợi ích của măng tây cho sức khỏe mẹ bầu

    công thứcmăng tây ngon

    Trong quá trình mang thai hay bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, măng tây đều là một loại rau siêu lành mạnh chứa nhiều vitamin nhưng gần như không chứa chất béo hoặc calo.

    1. Bà bầu ăn măng tây được không? Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

    Folate hay vitamin B9 là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho thai phụ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Măng tây có chứa lượng folate cao, trong 180g măng tây có chứa 268 mcg folate đáp ứng 67% lượng folate cho bà bầu mỗi ngày. Bổ sung măng tây có chứa folate có nhiều lợi ích như:

    • Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào máu, ống dây thần kinh và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Ngoài ra, bổ sung folate là cách làm giảm nguy cơ chậm phát triển phôi thai, giúp tăng cân nặng thai nhi và giảm nguy cơ sinh non.
    • Bà bầu có được ăn măng tây không? Mẹ bầu bổ sung măng tây đủ liều lượng sẽ cung cấp folate trong suốt thai kỳ, giúp làm giảm nguy cơ mắc chứng đục thể thủy tinh thể ở thai nhi.

    2. Mẹ bầu ăn măng tây được không? Tốt cho hệ tiêu hóa

    Hàm lượng chất xơ lớn có trong măng tây sẽ làm tăng khả năng nhuận tràng và phòng chống bệnh táo bón cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, măng tây còn chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, hàm lượng chất xơ cao cùng các lợi khuẩn trong đường ruột như bifidobacteria hay lactobacilli có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Vậy nên, nếu được hỏi bà bầu ăn măng tây được không, mẹ chắc chắn có được câu trả lời cho mình rồi nhỉ.

    3. Măng tây cung cấp chất xơ cho bà bầu

    Bà bầu ăn măng tây được không? Bổ sung măng tây trong thực đơn ăn uống giúp phụ nữ mang thai ổn định hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Bên cạnh đó, trong măng tây còn có inulin thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn có trong ruột. Từ đó giúp mẹ bầu ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn.

    4. Bà bầu có được ăn măng tây không? Ngăn ngừa thiếu máu

    Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai luôn nằm trong danh sách các vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu cần quan tâm. Thiếu sắt có thể dẫn đến lượng oxy cung cấp cho thai nhi bị thiếu hụt cũng như nhiều hậu quả nặng nề khác.

    Một khẩu phần măng tây chứa 15,9% liều sắt theo khuyến nghị ăn hàng ngày. Việc bổ sung măng tây sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi do thiếu máu trong giai đoạn thai kỳ.

    Ngoài măng tây, khi thiếu máu, mẹ có thể tham khảo gợi ý từ MarryBaby với Top những thực phẩm bổ máu cho bà bầu giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.

    5. Bà bầu ăn măng tây được không? Giúp xương con yêu phát triển khỏe mạnh

    Con sinh ra thường có rất ít nguồn vitamin K – một chất quan trọng đóng góp cho sự phát triển xương của bé trở nên khỏe mạnh và rắn chắc. Bằng cách mẹ bồi bổ vitamin K qua thực phẩm hằng ngày trong giai đoạn mang thai sẽ giúp con yêu phát triển khỏe mạnh hệ cơ xương ngay từ những năm tháng vừa chào đời. Đồng thời, còn giúp quá trình đông máu trong khi chuyển dạ trở nên hiệu quả hơn.

    Bà bầu có được ăn măng tây không? Tác dụng phụ của măng

    bà bầu ăn được măng tây không

    Bà bầu có được ăn măng tây không? Mặc dù măng tây tốt nhưng nếu mẹ ăn không đúng liều lượng sẽ gây ra các tình trạng bệnh như sau:

    Khô miệng

    Đặc tính lợi tiểu tự nhiên của cây măng tây có thể tốt với những người đang gặp vấn đề về thận nhưng đối với một số người thì lại không. Những người có sức khỏe bình thường khi ăn quá nhiều măng tây sẽ đi tiểu nhiều hơn gây nguy cơ bị mất nước, khô miệng.

    Khiến dạ dày khó chịu

    Dung nạp quá nhiều chất xơ từ măng tây sẽ khiến dạ dày mẹ khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của cơ ruột.

    Gây mùi hôi cho cơ thể

    Đây là một tác hại phổ biến của việc lạm dụng măng tây. Thực phẩm này chứa nhiều lưu huỳnh nên dễ gây mùi hôi ở miệng, hôi nách hay các vùng khác trên cơ thể khi sử dụng với số lượng lớn hoặc ăn với tần suất liên tục.

    Sút cân đột ngột

    Ăn nhiều măng tây có thể khiến cân nặng giảm đột ngột do thực phẩm này có tính chất lợi tiểu, làm lượng nước trong cơ thể thất thoát nhanh. Điều này cũng sẽ không có lợi cho sức khỏe.

    Dị ứng

    Bà bầu có được ăn măng tây không? Một số mẹ bị dị ứng với thành phần của măng tây gây ra các hiện tượng như buồn nôn, nôn ói, chảy nước mũi, nổi phát ban ngoài da, chóng mặt, khó thở…

    Lời khuyên dành cho mẹ khi ăn măng tây

    • Bà bầu ăn măng tây được không? Tất nhiên là được. Măng tây khá tốt đối với sức khỏe của bà bầu nhưng mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa đủ chứ không nên ăn quá nhiều. Cụ thể, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn 3 cây măng tây tương đương với khoảng 400mcg.
    • Măng tây rất dễ bị mất chất dinh dưỡng và không còn giữ được vị giòn ngọt tự nhiên cùng màu xanh bắt mắt. Vì vậy, công đoạn sơ chế và chế biến măng tây mẹ cần thực hiện đúng cách, tỉ mỉ để đạt được lợi ích tối đa.
    • Mẹ nên chọn những cây măng tây mập mạp, còn tươi và xanh mướt, không bị héo hay thối dập. Khi sử dụng đem cắt bỏ phần gốc già rồi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Ngoài ra, mẹ cần giữ nguyên cả vỏ măng tây khi nấu vì phần này là nơi tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng.
    • Khi chế biến măng tây không nên đun nấu ở nhiệt độ cao hoặc nấu quá lâu gây biến chất và khiến măng bị dai.

    Bà bầu ăn măng tây được không? Công thức các món măng tây ngon

    bà bầu có ăn được măng tây không

    Măng tây xào tôm:

    • Chuẩn bị: Măng tây, cà rốt, cải thảo, tôm lượng đủ ăn và các gia vị thông dụng
    • Cách chế biến:

      • Tôm lột vỏ, lấy chỉ đen ở sống lưng, đem ướp với tỏi bằm và hạt nêm.
      • Măng tây chẻ làm đôi, cắt khúc ngắn, cà rốt thái mỏng, cải thảo cắt miếng vừa ăn.
      • Trước tiên, phi thơm tỏi rồi cho tôm vào đảo nhanh tay.
      • Tiếp tục cho cà rốt và cải thảo vào xào đến khi gần chín thì mới cho măng tây vào.
      • Thêm vào chút tiêu và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

    Canh măng tây hầm xương heo

    • Chuẩn bị: Măng tây, cà rốt, khoai tây và xương sườn lợn hoặc xương ống
    • Cách chế biến:

      • Các loại rau rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
      • Hầm xương khoảng 20 phút rồi cho rau vào nấu chín.
      • Nêm chút nước mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng.
      • Dọn ra tô, rải hành ngò và tiêu lên trên ăn kèm với cơm.
      • Món ăn này rất tốt cho bà bầu vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng an thai, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    Bên cạnh đó, thay vì chế biến măng tây hấp, luộc nhàm chán, mẹ đừng ngần ngại biến tấu thêm nhiều kiểu đa dạng hơn như xào với dầu ô-liu hay nướng chung với thịt bò, heo. Nhờ đó, sức khỏe mẹ nhân đôi khi nạp thêm nguồn dưỡng chất từ thịt và chất béo tốt từ dầu ô-liu.

    Sinh tố măng tây và bơ

  • Chuẩn bị:

    • 250gr măng tây cắt khúc, đã bỏ phần gốc cứng
    • 1/2 quả bơ
    • 1 miếng táo nhỏ
    • 1 khúc cần tây
    • 1 ít nước cốt chanh
    • 1 nhúm muối
    • 100ml sữa hạt (hạnh nhân, hạt óc chó, hạt dẻ cười, hạt điều…)
  • Chế biến:

    • Bỏ các nguyên liệu vào xay chung với nhau
    • Đổ ra ly và thêm một ít ngũ cốc granola bên trên
    • Món thức uống này không chỉ giàu dinh dưỡng từ măng tây mà còn có bơ – nguồn folate dồi dào cho mẹ bầu; táo – giàu vitamin C, chất xơ; ngũ cốc granola các loại giàu chất béo tốt, chất xơ và giúp mẹ không bị tăng cân trong các tuần cuối thai kỳ.
  • >>> Mẹ có thể quan tâm: 5 loại thức uống cho bà bầu ngày nắng nóng, uống vào tốt mẹ khỏe con!

    Như vậy, Marrybaby và mẹ đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về việc bà bầu ăn măng tây được không, ăn măng tây có những lợi ích gì với mẹ và thai nhi. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. 10 Amazing Benefits of Asparagus You Probably Never Heard Of

    Ngày truy cập 21/12/2021

    2 17 công dụng của măng tây và lưu ý khi dùng

    Ngày truy cập 21/12/2021

    3 Green and White Asparagus (Asparagus officinalis): A Source of Developmental, Chemical and Urinary Intrigue

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7022954/
    Ngày truy cập 27/12/2021
    4 Good Nutrition in pregnancy
    https://www.health.act.gov.au/sites/default/files/2018-09/Good%20Nutrition%20in%20Pregnancy%20%28April%202014%29_0.pdf
    Ngày truy cập 27/12/2021
    5 Roles of Vitamin B in Pregnancy

    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/vitamin-b-pregnancy
    Ngày truy cập 27/12/2021
    x