Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 13/04/2023

Bà bầu ăn mì cay được không, mẹ thích ăn cay xem ngay để biết

Bà bầu ăn mì cay được không, mẹ thích ăn cay xem ngay để biết
Mì cay là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên khi mang thai, ưu tiên an toàn vẫn nên được đặt lên hàng đầu.

Khi mang thai, mẹ cần cẩn trọng hơn trong việc ăn uống cũng như lựa chọn thực phẩm. Ví dụ như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hay đồ đóng hộp sẽ không còn được ưa chuộng như trước nữa. Tuy vậy, khi mang bầu ăn mì cay được không vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Cùng tìm ra đáp án chính xác cho vấn đề này trong bài viết sau của MarryBaby nhé.

Tại sao mẹ thèm ăn cay khi mang thai?

Bầu ăn mì cay được không? Mang thai ăn cay được không? Có đến 90% phụ nữ mang thai cảm thấy thèm ăn trong thai kỳ. Tuy nhiên vấn đề này chưa được nghiên cứu cụ thể và mọi nguyên nhân đưa ra đều là giả thuyết.

Thứ nhất, mẹ có thể nhạy cảm hơn với một số vị và mùi trong khi mang thai do thay đổi nội tiết tố. Một giả thuyết khác là cảm giác thèm ăn báo hiệu sự thiếu hụt dinh dưỡng ở mẹ bầu. Mặc dù điều này hóa ra không phải như vậy, nhưng khoa học vẫn chưa rõ tại sao những thúc giục này lại xảy ra với phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn mì tôm được không? Mì tôm có tốt cho bà bầu?

Bà bầu ăn mì cay được không? Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ cần biết thêm về thành phần và dinh dưỡng có trong mì là gì

1. Thành phần và dinh dưỡng có trong mì tôm cay

Mì tôm được làm ra từ tinh bột, muối, chất tạo ngọt, chất bảo quản,… Theo Acecook Việt Nam, trong 75g mì tôm có:

  • Chất đạm 6.9 g
  • Chất béo 13.0 g
  • Carbohydrate 51.4 g
  • Năng lượng 350 kcal
  • Dễ dàng nhận thấy mì tôm gần như không chứa bất cứ vitamìn và khoáng chất thiết yếu nào cho mẹ bầu. Do đó, ăn mì tôm trong một thời gian dài có thể làm mất cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể.

    Monosodium glutamate (MSG) là bột ngọt có trong gói gia vị của mì có thể gây các triệu chứng: nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh… nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với bột ngọt.

    Không những thế, chất bảo quản trong mì tôm có nguy cơ khiến mẹ bị tiêu chảy hoặc táo bón.

    bà bầu ăn mì cay được không 1

    Bà bầu ăn mì cay được không?

    1. Thành phần tạo nên vị cay có trong mì

    Để trả lời “Bà bầu ăn mì cay được không”, trước hết ta cần biết mì cay do thành phần nào, và nó có an toàn cho thai nhi không? Thành phần chính tạo nên vị cay nồng của món ăn chính là hợp chất capsaicin được tìm thấy trong rất nhiều loại ớt.

    Capsaicin có thể cải thiện tiêu hóa bằng cách tăng dịch tiêu hóa trong dạ dày, chống lại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Mặt khác capsaicin cũng có thể giúp chống tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn.

    Tuy nhiên, vì chất capsaicin có tính cay, nóng nên có thể gây khó chịu, dị ứng với những người không ăn được cay hoặc dễ mẫn cảm.

    2. Vậy, mẹ bầu ăn mì cay được không?

    Có thai ăn cay được không, mang thai ăn cay được không? Việc ăn cay trong thai kỳ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi nếu mẹ là người quen với việc ăn cay. Hoặc khi mang thai bỗng nhiên mẹ thèm ăn cay thì việc ăn một ít gia vị cay nóng cũng không gây nguy hại quá nhiều cho mẹ bầu.

    Góc nhìn chuyên gia với câu hỏi “mẹ bầu ăn mì cay được không” thì là được, nhưng không nên ăn thường xuyên và ăn với một lượng lớn. Vì món ăn này ngoài vị cay thì còn chứa chất bảo quản, bột ngọt và hàm lượng dinh dưỡng thấp nên không phải là một lựa chọn lành mạnh cho dinh dưỡng trong thai kỳ.

    Để an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với tình trạng mang thai của mẹ để có chế độ dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

    3. Bà bầu không nên ăn mì cay khi có các bệnh

    • Mỡ máu cao
    • Tăng huyết áp
    • Cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng
    • Nóng trong người
    • Mắc các bệnh liên quan đến dạ dày

    >>> Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Được nhưng cần thận trọng

    Ăn nhiều mì cay ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

    Có bầu ăn mì cay được không? Được mẹ nhé. Nhưng lưu ý không ăn nhiều. Vì khi ăn quá nhiều mì cay và thường xuyên, mẹ và thai nhi có thể gặp phải một số tình trạng không mong muốn.

    1. Đối với mẹ bầu:

  • Bầu 3 tháng đầu ăn mì cay được không? Câu trả lời là không nên vì thực phẩm này làm tăng cơn ốm nghén: Nếu mẹ đang bị nôn ói, ớt hoặc các loại gia vị mạnh khác có thể khiến việc nôn mửa trở nên trầm trọng hơn.
  • Khó tiêu và ợ nóng: Ợ chua xảy ra khi các hormone thai kỳ làm giãn van giữa thực quản và dạ dày, cho phép axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Đầy hơi và chướng bụng vì một số loại mì tôm được chế biến bằng cách chiên trong dầu.
  • Sự gia tăng các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tiêu chảy, nhất là những mẹ bầu mẫn cảm với chất capsaicin trong mì cay.
  • 2. Đối với thai nhi

    • Thiếu chất: Do mì cay chứa khá nhiều chất bảo quản nên hầu như dinh dưỡng còn sót lại hầu như chỉ là tinh bột.
    • Khiến thai nhi chậm phát triển. Hàm lượng muối trong mì cay khá cao khoảng 2,5g/100g mì. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ở bà bầu, tăng nguy cơ tiền sản giật.
    bà bầu ăn mì cay được không 2
    Tốt nhất, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh khi mang thai.

    Mẹ bầu ăn mì cay sao cho an toàn nhất?

    Mẹ bầu ăn mì cay được không? Mặc dù việc ăn cay và mì cay không được khuyến khích trong thai kỳ nhưng hương vị này vẫn đem đến một số lợi ích. Ví dụ như việc ăn nhiều gia vị khác nhau khi mang thai giúp bé tiếp cận và làm quen dần với hương vị từ khi còn trong bụng mẹ.

    Vì thế, để có trải nghiệm thú vị cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên nhớ các lưu ý an toàn khi ăn và chế biến mì cay như sau.

    • Sử dụng mì hoặc gia vị đã được cấp phép chứng chỉ an toàn thực phẩm.
    • Luôn kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng.
    • Khi ăn mì cay cần đi kèm trứng, rau xanh hoặc thịt để đảm bảo dinh dưỡng.
    • Không ăn đồ cay khi đói bụng.
    • Luôn làm dịu cơ thể sau khi tiêu thụ thức ăn cay, ví dụ như ăn chuối, mật ong, uống sữa.
    • Bà bầu không nên ăn mì cay ngoài hàng vì không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ. Để thoả mãn cơn thèm mẹ hoàn toàn có thể chế biến mì cay tại nhà với chi phí rẻ, nhanh gọn và vô cùng tiện lợi.

    >>> Mẹ có thể tham khảo: ‘Bỏ túi’ những loại rau tốt cho bà bầu để ăn cùng mì cay, tăng cường vitamin cho bé.

    bà bầu ăn mì cay được không 4

    Vậy tóm lại là, mẹ bầu ăn mì cay được không? Được, nhưng mẹ cần hết sức lưu ý và luôn hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi dùng và không nên ăn trong 3 tháng đầu hoặc có triệu chứng ốm nghén.

    Và mẹ cũng được giải đáp thắc mắc có thai ăn cay được không thì thực phẩm cay không xấu đối với phụ nữ có thai mìễn chúng được sử dụng với lượng vừa đủ, và cơ thể thích ứng được.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Capsaicin
    https://www.uofmhealth.org/health-library/ut1025spec
    Truy cập ngày 05/03/2022

    Healthy Eating
    https://www.acog.org/womens-health/faqs/healthy-eating
    Truy cập ngày 05/03/2022

    Make your instant noodles healthier
    https://www.canr.msu.edu/news/make_your_instant_noodles_healthier
    Truy cập ngày 05/03/2022

    Nutrition and healthy eating
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/monosodium-glutamate/faq-20058196
    Truy cập ngày 05/03/2022

    Eating During Pregnancy

    https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html

    Truy cập ngày 05/03/2022

    x