Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Đầu tiên phải kể đến chính là nguyên tố canxi mà phụ nữ mang thai rất dễ bị thiếu hụt. Toàn bộ canxi cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển xương của thai nhi đều phải dựa vào cơ thể người mẹ cung cấp.
Do vậy, nếu chế độ ăn uống không đủ chất và không kịp thời bổ sung canxi đảm bảo nhu cầu của cả 2 người thì mẹ bầu càng dễ bị chuột rút. Hàm lượng canxi thấp làm tăng tính hưng phấn của các cơ thần kinh, dẫn đến cơ bị co lại gây ra hiện tượng chuột rút.
Do mức canxi trong máu vào ban đêm thường sẽ thấp hơn ban ngày nên bà bầu càng dễ bị chuột rút hơn. Thông thường, phụ nữ mang thai cần hấp thu từ 1.200 – 1.500mg canxi mỗi ngày và có thể gia giảm tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Ngoài canxi thì tình trạng bị thiếu chất điện giải cũng khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút. Đặc biệt ở những tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng ốm nghén tương đối nặng như buồn nôn, nôn, biếng ăn, khó ngủ… cũng làm bà bầu không đủ dinh dưỡng, dễ mất nước và làm mất cân bằng chất điện giải.
Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Hai nguyên tố natri và kali cũng tham gia trực tiếp đến hoạt động của cơ bắp. Vì vậy, nếu bạn bị thiếu hai chất này cũng làm cơ bị mỏi, tê cứng, co giật sinh ra hiện tượng chuột rút khi mang thai.
Đầu tiên, khi mang thai sẽ làm thay đổi nội tiết trong cơ thể dẫn đến tình trạng nghén khiến mẹ bầu khó đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Thêm vào đó, thể trọng tăng lên từng ngày cũng làm tăng áp lực lên các cơ, nhất là hai chân phải “chống đỡ” sức nặng và hoạt động thường xuyên khiến bạn bị chuột rút.
Ngoài ra, tử cung giãn rộng để có không gian cho em bé phát triển sẽ chèn ép lên các dây chằng, gây hiện tượng căng dây chằng và tạo thành những đợt co rút ở bụng, thường được gọi là chuột rút vùng bụng.
Nếu bạn biếng ăn do thai nghén, cộng với việc chế độ ăn uống không đảm bảo đa dạng về chất và hợp lý về lượng sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Điển hình là cơ thể mẹ bị thiếu canxi, natri hoặc kali…
Bên cạnh đó, nếu một lần ăn quá nhiều thịt hoặc thực phẩm giàu protein sẽ làm ảnh hưởng quá trình chuyển hóa các carbohydrate. Các “tàn dư” mang tính axit của quá trình này bị tích tụ lại, gây ra rối loạn chất điện giải và khiến bạn dễ bị chuột rút.
Trang phục và không gian sinh hoạt, ngủ nghỉ của mẹ bầu cần đảm bảo giữ ấm phù hợp. Cơ thể bị nhiễm lạnh không những dễ gây cảm mạo mà khí lạnh còn kích thích lên lỗ chân lông, làm cho các cơ xảy ra hiện tượng co lại và gây chuột rút, đặc biệt là về đêm.
Cân nặng của mẹ bầu không ngừng tăng lên nên các cơ cũng sẽ áp lực nhiều hơn. Nếu khi mang thai mà bạn vẫn làm việc hoặc đi lại hay ngồi quá lâu đều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi quá sức, các cơ chịu gánh nặng lâu có thể bị tê cứng cục bộ và chuột rút.
Mẹ bầu trong lúc ngủ nếu nằm ở tư thế không thoải mái hoặc có vật nặng gì đó đè ép lên chân và cơ thể cũng sẽ làm máu huyết không lưu thông, các cơ chịu áp lực gây tê mỏi và chuột rút.
Ngoài vấn đề giữ ấm tốt khi ngủ, đặc biệt là hai chân thì thời gian trước khi ngủ cũng rất quan trọng để bà bầu có một giấc ngủ chất lượng, ít bị chuột rút hoặc các tình trạng khó chịu khác. Nếu sử dụng máy lạnh hay quạt điện đều phải tránh để luồng gió thổi trực tiếp vào người, và ngủ nằm nghiêng là lý tưởng nhất.
Trước giờ ngủ bạn cũng không nên đi lại nhiều hay làm việc quá mệt, có thể nằm thả lỏng và hơi nhấc hai chân lên, cố gắng duỗi các ngón chân ra, giữ yên vài giây. Động tác này giúp lưu thông tuần hoàn máu, co giãn các cơ, giảm phù thủng và hạn chế bị chuột rút khi ngủ.
Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể kết hợp với chườm nóng ở hai chân, hoặc ngâm chân với nước ấm trong khoảng 10 phút cũng rất hiệu quả trong việc làm ấm cơ thể, thư giãn cơ và ngủ ngon hơn.
Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Nếu biết thực hiện chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo không thiếu chất thì bạn sẽ giảm bớt những cơn đau khó chịu của chuột rút. Bình thường mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như mè, xương hầm, tôm cua, sữa bò…
Ngoài ra, các loại rau lá xanh và trái cây họ cam quýt cũng cần bổ sung để cơ thể hấp thu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút tắm nắng để đồng thời hấp thu thêm lượng vitamin D cần thiết, thúc đẩy hiệu quả của canxi từ thực phẩm.
Nếu xảy ra tình trạng chuột rút, bà bầu nên cố gắng bước xuống đất và để hai lòng bàn chân chạm mặt đất, hoặc đặt hai bàn chân lên vách tường ở gần giường ngủ. Mẹo này có thể giúp cơn đau chuột rút giảm bớt và dần dần hồi phục trạng thái bình thường.
Lúc mang thai nên tránh ngồi, đứng lâu hoặc phải đi lại quá nhiều, mẹ cần sắp xếp thời gian và tùy theo sức khỏe để có những bài tập vận động thể chất hợp lý. Một số môn như đi bộ, tập yoga, bơi lội… đều thích hợp để bà bầu tăng cường đề kháng, giúp xương chắc và cơ dẻo dai, hạn chế chuột rút và sinh nở thuận lợi hơn.
Huyệt Thái xung nằm ở sau khe giữa ngón chân cái và ngón thứ 2, đo lên 1.5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Mẹ bầu nằm trên giường hoặc ghế dài, duỗi thẳng chân và đặt gót chân lên đùi của người hỗ trợ (ông xã hoặc người thân khác). Đối phương dùng ngón tay cái nhẹ nhàng day nhẹ và massage huyệt này cho bạn.
Như vậy bạn đã biết bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì. Hãy bổ sung đầy đủ và thực hiện các gợi ý xoa dịu khi bị chuột rút mà MarryBaby chia sẻ nhé.
LÊ PHƯƠNG
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.