Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/03/2023

Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm

Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm
Bà bầu bị ho có đờm là một trong những vấn đề sức khỏe thường xảy ra do sức đề kháng bị giảm đi trong thời gian mang thai. Ho có đờm trong thời gian mang thai có nguy hiểm không và làm thế nào để thoát khỏi cảm giác khó chịu nơi cuống họng?

Cảm lạnh, viêm xoang… là những vấn đề sức khỏe hết sức bình thường trong giai đoạn mang thai và đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bà bầu bị ho có đờm.

Tuy đờm gây khó chịu cho mẹ nhưng chức năng ban đầu của những chất nhầy ở vùng mũi họng chính là làm sạch các khu vực này và giữ cho các loại bụi bẩn, vi sinh vật không xâm nhập vào vùng mũi, họng.

Chỉ khi bà bầu bị ho có đờm với màu sắc như vàng, xanh thì mới đáng lo ngại. Mẹ cần tìm hiểu cách trị ho có đờm cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ

Nguyên nhân bà bầu bị ho có đờm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có đờm. Chính bản thân việc mang thai đã làm sức khỏe của mẹ giảm sút phần nào, cơ thể trở nên yếu ớt và dễ mắc các bệnh vặt.

Bên cạnh đó, những vân đề sức khỏe thông thường như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang… vẫn xảy ra trong giai đoạn này cũng gây ra biểu hiện bầu ho có đờm.

  • Thay đổi hormone: Lượng estrogen trong thời gian mang thai kích thích việc sản xuất chất nhầy nhiều hơn, làm cho chất nhầy trở nên rất đặc hoặc rất loãng, kể cả ở dịch âm đạo. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đờm nhiều khi mang thai. Đờm tích tụ ở cổ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và thường sẽ có cảm giác ngứa cổ, muốn ho không ngừng.
  • Cảm lạnh hoặc cúm: Dịch nhầy ở mũi, họng được sản xuất rất nhiều trong thời gian bà bầu bị cảm lạnh hay cúm. Một khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các vi khuẩn, vi-rút xâm nhập thì dịch nhầy trong suốt ban đầu trở nên đặc quánh và chuyển thành màu vàng, xanh.
  • Dị ứng: Trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng, một loạt triệu chứng sẽ cùng xuất hiện như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, ngứa da và ho có đờm sẽ cùng xuất hiện một lúc.
  • Do thực phẩm: Một số thực phẩm mà mẹ bầu ăn, chẳng hạn như sữa, phô mai… làm tăng sản xuất chất nhầy, dễ dẫn đến hiện tượng ho có đờm.
  • Các bệnh ở hệ hô hấp, mũi họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi thường gây ra tình trạng ho có đờm.

Bà bầu bị ho có đờm còn có thể là biểu hiện của các bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà…

Cách trị ho có đờm cho bà bầu

Không phải trong trường hợp nào bà bầu bị ho có đờm cũng cần phải dùng thuốc. Một số lựa chọn để giảm ho và tiêu đờm từ các thành phần tự nhiên thường rất hiệu quả trong trường hợp ho không phải là biểu hiện của một bệnh mãn tính hoặc bệnh do nhiễm trùng.

Bà bầu bị ho có đờm
Một số loại thuốc không an toàn cho các mẹ bầu và không nên dùng thuốc khi không cần thiết

Khi bầu ho có đờm, mẹ bầu có thể thử những cách trị ho có đờm cho bà bầu sau:

  • Uống nhiều nước: Cách này có tác dụng làm loãng đờm, giúp mẹ đỡ khó chịu. Không nhất thiết phải chọn nước lọc mà nước trái cây, nước hầm canh cũng đều tốt cho mẹ. Đặc biệt, nhiều mẹ uống nước hầm gà, hầm rau củ để vừa giảm đờm, vừa tăng sức khỏe.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong có tính sát trùng nhẹ, vốn là một vị thuốc an toàn và tự nhiên cho những trường hợp bị ho, viêm họng… Bà bầu bị ho có đờm có thể sử dụng nước chanh pha mật ong hoặc nước mật ong ấm để ngậm. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện tình hình nhanh chóng.
  • Sử dụng đường và hành: 1 củ hành tây cỡ vừa băm nhuyễn trộn với khoảng 50g đường và để qua đêm. Đường sẽ biến phần hành đã chuẩn bị thành một hỗn hợp sền sệt như mứt. Mỗi 2 giờ 1 lần, mẹ dùng 1 thìa cà phê “mứt” này. Lưu ý, lựa chọn này không thích hợp cho các mẹ bầu bị nôn nghén nhiều và tiểu đường nhé.
  • Dầu khuynh diệp cũng là giải pháp tuyệt vời: Nếu mẹ không muốn ăn hay uống các món kể trên thì có thể sử dụng dầu khuynh diệp để nhỏ vào nước tắm. Chỉ cần ngâm mình trong nước ấm có pha dầu khuynh diệp và hít thở sâu, mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ cũng có thể dùng dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân và đeo vớ để kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Đây là một mẹo hiệu quả để giảm tình trạng ho có đờm.
  • Nước nghệ ấm an toàn và sạch khuẩn: Hòa 1 muỗng bột nghệ vào cốc nước nóng và nhấm từ từ. Mẹ có thể pha thêm chút muối sạch.
  • Tỏi chưng mật ong/ tỏi ngâm mật ong: Cả tỏi và mật ong đều sát trùng tốt và sự kết hợp này mang đến một phương thuốc an toàn, hiệu quả cho các bà bầu bị ho có đờm. Mẹ có thể hòa nước tỏi mật ong trong nước ấm để uống thay vì dùng dạng đặc.
  • Tắc chưng đường phèn: Mẹ dùng khoảng 4-5 quả tắc cho vào chén sạch, thêm khoảng 2 muỗng cà phê đường phèn và chưng cách thủy. Dùng nước tắc chưng khoảng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng ho có đờm.

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Ho ở bà bầu là tình trạng khá thường gặp, ho do cảm, nhiễm trùng đường hô hấp thường hết sau khi điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, ho do hen suyễn, dị ứng kéo dài dai dẳng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

1. Ho cảnh báo tình trạng nhiễm trùng

Nếu mẹ bị ho do nhiễm trùng, thường gặp là nhiễm trùng đường hô hấp, mẹ cần sớm điều trị để tránh nhiễm trùng thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

2. Ho có thể kích thích mạnh tới thai nhi

Bà bầu bị ho kéo dài, ho khan, ho mạnh, ho liên tục có thể gây kích thích dẫn tới cơn gò tử cung, gây dọa sinh non hoặc động thai sớm.

3. Ho gây co thắt vùng ngực

Tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, suy nhược, ảnh hưởng làm chậm sự phát triển của thai nhi.

Làm gì để phòng ngừa ho cho mẹ bầu

Với mẹ bầu, việc tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi việc sử dụng thuốc trị bệnh ở giai đoạn này cần rất hạn chế để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sức khỏe của mẹ bầu kém đi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn, virus dễ gây bệnh hơn.

Do đó, phụ nữ mang thai nên chủ động tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh, ho bằng cách:

1. Uống Vitamin tổng hợp

Đôi khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đủ cung cấp cho cơ thể, tạo hàng rào ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả. Các loại Vitamin tổng hợp dành cho mẹ bầu giúp cung cấp Vitamin, sắt và các dưỡng chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

2. Nghỉ ngơi hợp lý

Cơ thể mẹ khi mang thai không nên lao động quá sức, cần nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là ngủ đủ giấc. Giấc ngủ sẽ giúp cân bằng cơ thể, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch.

3. Tiêm phòng vắc xin

Phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp để bảo vệ cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé.

Ngoài ra mẹ bầu cũng cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với những người bị ốm, cảm cúm, cảm virus để ngăn ngừa lây bệnh. Bà bầu bị ho không phải là triệu chứng nguy hiểm quá đáng lo ngại, song không nên chủ quan, thận trọng trong sử dụng thuốc điều trị.

Những cách trị ho có đờm kể trên khá hiệu quả trong trường hợp mẹ bầu bị ho ở mức độ nhẹ và vừa. Trong trường hợp bà bầu bị ho có đờm kéo dài, ho dữ dội và kèm theo các cảm giác khó chịu khác, cách trị ho có đờm cho bà bầu tốt nhất là cần đi khám bệnh để biết chính xác nguyên nhân và cách chữa trị.

Tình trạng ho dữ dội trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể là nguyên nhân gây sảy thai nếu phôi hoặc thai nhi chưa phát triển ổn định.

Nguyên An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x