Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/05/2021

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì để đẩy lùi cơn ho nhanh chóng?

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì để đẩy lùi cơn ho nhanh chóng?
Mẹ bầu chớ nên chủ quan khi bị ho, nhất là trong dinh dưỡng. Vậy bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Tham khảo ngay 10 thực phẩm mẹ bầu nên tránh xa khi bị ho mẹ nhé!

Theo lời khuyên của chuyên gia, mỗi khi mẹ bầu bị ho thì việc cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý, tránh xa các thực phẩm dễ gây kích ứng để đẩy lùi tình trạng khó chịu này. Vậy bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?

bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?

Để giải đáp thắc mắc bà bầu ho nên kiêng ăn gì thì mẹ hãy theo dõi 10 loại thức ăn sau đây:

1. Các loại hải sản

Mẹ bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Chắc chắn bà bầu phải kiêng ăn hải sản. Bởi vì những loại như cá biển, tôm, cua, mực, hàu, sứa… là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng. Đây được cho là loại thức ăn phổ biến gây ho. Vậy nên mẹ bầu cần tránh xa chúng nhé.

2. Đồ cay nóng

Trong thai kỳ, mẹ bầu luôn được khuyến khích hạn chế sử dụng đồ cay nóng bởi chúng không tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, khi bị ho, mẹ bầu cũng cần phải tránh xa nhóm thực phẩm này vì chúng dễ gây kích ứng niêm mạc họng, làm gia tăng các phản xạ ho.

Bên cạnh đó, thực phẩm cay nóng còn tăng tiết dịch nhầy khiến cho tình trạng sưng viêm ở cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn, vì thế tạo ra cảm giác khó chịu, làm tăng tần suất các cơn ho.

3. Đồ ngọt

Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, trà sữa, chè… luôn hấp dẫn mẹ bầu. Thế nhưng, đây được coi là nhóm thực phẩm bà bầu cần kiêng khi bị ho.

Theo một nghiên cứu trên chuyên san Frontiers in Immunology (2017) thì việc tiêu thụ đồ ngọt sẽ làm gia tăng đường huyết, từ đó gây giảm hoạt động của hệ miễn dịch và ngăn bạch cầu chống lại vi trùng gây bệnh.

Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ngọt còn làm mẹ bầu bị nóng trong người. Việc này làm cho cơ thể thai phụ khó hấp thu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và bé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm

4. Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Mẹ bầu tuyệt đối đừng ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ nhé. Bởi vì khi bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể khá yếu, vậy nên nếu mẹ ăn thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn. Điều đó một mặt gây ra hiện tượng khó tiêu, đau dạ dày, mặt khác tăng tiết dịch đờm, gây trào ngược và vì thế tình trạng ho càng nặng và dai dẳng hơn.

5. Thực phẩm lạnh

bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Khi bị ho bà bầu không nên ăn thức ăn lạnh

Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới đường hô hấp, đặc biệt là phổi. Vậy nên mẹ bầu cần đặc biệt tránh xa những thực phẩm lạnh như nước đá, kem, thức ăn để tủ lạnh lâu ngày… Kiêng ăn uống những loại này sẽ làm cho mẹ không bị tắc khí phổi, một trong những nguyên nhân khiến cho các triệu chứng như ngạt mũi, đau họng, ho trở nên trầm trọng hơn.

6. Đồ ăn quá mặn

Khi bị ho, mẹ bầu cũng nên kiêng các loại đồ ăn quá mặn như xúc xích, thịt xông khói, trứng muối… Bởi hàm lượng muối quá cao trong nhóm thực phẩm này cũng làm cho mẹ bầu bị nóng trong người và tăng các cơn ho.

7. Da gà

Bà bầu bị ho có nên kiêng ăn da gà không? Nhiều mẹ bầu thắc mắc điều đó. Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Thế nhưng, khi bị ho, bà bầu không nên ăn da gà, bởi nó có thể gây ngứa cổ họng, kích thích các cơn ho.

Lúc ăn thịt gà, mẹ nhớ chừa phần da ra để tránh bị ho nặng hơn nhé.

8. Sữa

bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Mẹ bầu không nên uống sữa khi bị ho

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Câu trả lời tiếp theo là sữa. Mặc dù đây là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, thế nhưng, mẹ bầu bị ho không nên uống sữa. Bởi vì khi uống sữa, chất nhầy được tạo ra nhiều và đọng lại ở cổ họng và phổi khiến cho cơn ho nặng hơn. Mẹ có thể quay lại uống sữa ngay sau khi cơn ho đã chấm dứt.

9. Quả quýt

Loại hoa quả này có hàm lượng cellulite khá cao. Chất này có thể làm cho cơ thể mẹ bầu sinh nhiệt và tiết dịch đờm nhiều. Vậy nên, tốt nhất khi bị ho, mẹ bầu không nên ăn quýt.

Thay vào đó, mẹ bầu có thể ăn các loại hoa quả khác như cam, bưởi, dứa… Mẹ cũng có thể dùng vỏ quýt chưng cùng mật ong để trị ho.

10. Đồ uống có ga, chất kích thích

Trà, cà phê, đồ uống có ga… chắc chắn là nhóm thực phẩm tuyệt đối mẹ bầu không nên sử dụng, đặc biệt là khi bị ho. Sỡ dĩ như vậy vì nhóm thực phẩm chứa cafein như trà, cà phê hoạt động giống một loại thuốc lợi tiểu nên gây tăng đào thải nước tiểu làm cho cơ thể mẹ bầu mất nước dẫn tới kho han. Trong khi đó, các loại đồ uống có ga sẽ làm cho cổ họng mẹ bầu ngứa và gây phản ứng ho liên tục.

Bà bầu ho nên ăn gì?

Bạn có biết, bổ sung thực phẩm tốt, có lợi cho đường hô hấp khi bị ho có thể làm dịu cơn ho? Sau đây là nhóm thức ăn được các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu nên tăng cường sử dụng để bồi bổ cơ thể và giảm các cơn ho.

1. Các loại rau có màu xanh đậm

Theo nghiên cứu, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau chân vịt, cải ngọt, súp lơ xanh, cải xoăn… chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Vậy nên, mẹ bầu khi bị ho cần tăng cường ăn các loại rau này để cơ thể mau chóng được phục hồi.

2. Bổ sung trái cây giàu vitamin C

bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì
Bà bầu ho nên ăn gì? Trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh, ổi có thể giúp mẹ dễ chịu hơn

Những loại trái cây quen thuộc như chanh, bưởi, cam, ổi… rất giàu vitamin C. Việc bổ sung loại vitamin cần thiết này cho cơ thể không những làm dịu họng, mà còn nâng cao hệ miễn dịch chống lại các cơn ho. Vậy nên, mẹ bầu đừng ngần ngại bổ sung những loại hoa quả này trong thực đơn hàng ngày của mình nhé!

3. Các loại gia vị

Có rất nhiều loại gia vị tốt cho đường hô hấp, chẳng hạn như tỏi, gừng.

Tỏi chứa allicin, là một thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Bà bầu bị ho nên ăn tỏi vì loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp này cũng có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng gây ra ho.

Ngoài tính kháng viêm như tỏi thì gừng còn có vai trò kháng histamin, giúp mẹ bầu nhanh chóng đánh tan các cơn cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi. Đặc biệt, nếu mẹ bầu ho có đờm thì gừng có thể làm long đờm nhanh chóng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹo hay cho bà bầu bị ho ngứa cổ

Một số lưu ý cho bà bầu khi đang bị ho

Ngoài chú ý tới việc bà bầu bị ho nên và không nên ăn gì như bài viết vừa nêu trên, bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề để cơn ho nhanh chóng chấm dứt như:

– Ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm, tuyệt đối không được thức khuya. Khi ngủ không nên bật quạt thẳng vào mặt.

– Uống nhiều nước (nước ấm) để tránh cho cổ họng bị khô gây ho nhiều hơn.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sáng và tối để giảm viêm họng, ngứa cổ.

– Nếu trời lạnh, mẹ bầu có thể sử dụng một chiếc khăn quàng cổ để giữ ấm cổ.

– Vệ sinh nơi ở, phòng ốc sạch sẽ, tránh bụi bặm.

– Tránh tự ý mua các loại thuốc ho để uống, bởi có một số loại thuốc có thể gây sinh non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân.

Mong rằng bài viết về vấn đề bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì hữu ích cho mẹ bầu. Nếu không muốn cơn ho kéo dài dai dẳng và gây khó chịu, mẹ bầu hãy tránh xa 10 nhóm thực phẩm trên nhé!

Hương Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x