Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trước tiên, hiểu về thiếu máu não, bạn sẽ hiểu vì sao những thực phẩm trong danh sách gợi ý lại có ích như thế.
Thiếu máu não xảy ra khi quá trình tuần hoàn máu lên não bị cản trở, sụt giảm. Tình trạng này khiến não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để bảo đảm các hoạt động gây ra các hậu quả như rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, khả năng suy nghĩ bị hạn chế và thậm chí có cả các biến chứng như đột quỵ, nhồi máu não rất nguy hiểm.
Thông thường, tình trạng thiếu máu não xảy ra là do:
Thiếu máu não ở bà bầu thường có triệu chứng mơ hồ và khó phát hiện, cụ thể như:
Khi có những triệu chứng như trên, bà bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị hợp lý. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ mẹ bầu đối phó với chứng này.
Hãy bổ sung những siêu thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày để có đủ chất dinh dưỡng cần thiết giữ cho bộ não của bạn luôn nhạy bén, ngăn ngừa chứng thiếu máu não, đồng thời duy trì một bộ não khỏe mạnh.
1. Trà hoa cúc
Những tháng trời bắt đầu lạnh hơn có thể khiến nhịp sinh học bị xáo trộn khiến bạn khó ngủ hơn. Nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc không chỉ mang lại giấc ngủ ngon hơn mà còn có thể cải thiện chức năng nhận thức của bà bầu trong lúc thức. Vì vậy, trong danh sách thực phẩm thiếu máu não ăn gì có tên của trà hoa cúc.
2. Đậu đen
Ngoài là nguồn cung cấp protein rẻ tiền tuyệt vời, đậu đen (và hầu hết các loại đậu khác) còn chứa một lượng magie và folate lành mạnh. Magiê có thể cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ. Đậu cũng tốt cho tim, làm tăng lưu lượng máu tới não tốt hơn. Đặc biệt đậu cũng tốt cho não của thai nhi.
3. Trứng
Bà bầu ăn trứng rất tốt. Những người lớn tuổi bị thiếu hụt vitamin D có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh hơn so với những người có mức vitamin D đầy đủ. Bạn có thể đảm bảo đủ vitamin D khi ăn trứng trong thai kỳ.
4. Bà bầu thiếu máu não ăn gì? Bơ hạnh nhân
Bơ hạnh nhân có thể giúp bạn tăng cơ hội đánh bại chứng suy giảm trí nhớ. Hạnh nhân chứa hàm lượng vitamin E cao (gấp ba lần so với bơ đậu phộng), được chứng minh là giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức. Chỉ cần trong bữa ăn nhẹ, bạn phết một thìa cà phê bơ hạnh nhân lên bánh mì hoặc trộn một thìa vào bột yến mạch là được.
5. Quả bơ
Mỡ trong máu hình thành mảng bám trong động mạch vành, nó cũng làm tắc nghẽn các động mạch đưa máu lên não – một yếu tố góp phần vào chứng thiếu máu não trong thai kỳ. Cách tốt nhất để chống lại chất béo xấu này là dùng chất béo từ quả bơ. Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh làm sạch động mạch và còn giúp bạn giảm cảm giác đói. Những người ăn nửa quả bơ tươi vào bữa trưa đã giảm 40% ham muốn ăn trong nhiều giờ sau đó.
6. Cá hồi hoang dã
Cá hồi hoang dã có vị tanh hơn cá hồi nuôi song DHA – một loại axit béo omega-3 có trong loại cá béo này có thể cải thiện trí nhớ.
7. Bông cải xanh
Nếu bạn liên tục quên tên người bạn mới gặp hoặc thường nghe người khác nói: “Chúng ta đã từng nói về điều này trước đây!”, hãy ăn bông cải xanh. Thực phẩm này giàu vitamin K, đã được chứng minh là cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ lời nói. Bạn không thể quên bông cải xanh nếu được hỏi bà bầu thiếu máu não ăn gì.
8. Quả cà chua
Các loại quả có màu đỏ tươi và màu cam là nguồn cung cấp hàng đầu của một loại chất dinh dưỡng được gọi là carotenoid, giúp cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ.
Ngoài ra, một trong những chất dinh dưỡng mạnh nhất có trong quả này là lycopene, tập trung chủ yếu ở vỏ cà chua. Lycopene cũng bảo vệ bạn khỏi chứng viêm, trầm cảm. Do đó, bà bầu ăn cà chua thường xuyên cũng có thể được cải thiện tâm trạng. Loại quả này xứng đáng có mặt trong danh sách trả lời cho câu hỏi thiếu máu não ăn gì.
9. Quả việt quất
Các flavonoid trong quả việt quất đã được chứng minh là cải thiện trí nhớ ở chuột. Chất chống oxy hóa của chúng giúp giảm viêm, không chỉ tốt cho não mà còn rất tốt cho mắt.
10. Củ cải đường
Thiếu máu não ăn gì? Mẹ bầu nên chọn củ cải đường. Loại củ này chứa betaine, hỗ trợ sản xuất serotonin (chất ổn định tâm trạng) trong não. Củ cải đường cũng có một lượng axit folic mạnh, giúp ổn định sức khỏe tinh thần và cảm xúc.
11. Trà xanh
Uống 150ml trà xanh mỗi ngày rất hữu ích trong việc điều trị suy giảm nhận thức.
12. Hạt óc chó
Hạt óc chó là một trong những loại hạt hàng đầu tốt cho sức khỏe của não bộ. Do chứa nhiều axit béo omega-3, quả óc chó đặc biệt tốt cho người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 59. Theo nghiên cứu, những người ăn quả óc chó hàng ngày đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra nhận thức so với những người không ăn.
13. Nghệ
Loại gia vị này thường được thêm vào trong các món ăn của mẹ bầu. Đây cũng là một sự bổ sung tuyệt vời để mang lại hương vị cho bữa ăn và tăng cường trí não lẫn sức đề kháng, nhờ tác dụng chống viêm hiệu quả.
14. Dầu dừa
Dầu dừa vẫn là một loại dầu ăn gây tranh cãi do nồng độ chất béo bão hòa cao. Nhưng ngoài việc tốt cho việc chăm sóc sắc đẹp, dầu dừa còn tốt cho các hoạt động trí não nữa. Dầu dừa có nồng độ cao chất béo trung tính phân hủy thành xeton, đây là nhiên liệu cần thiết cho tế bào não.
15. Cải bó xôi
Cải bó xôi không chỉ là một thực phẩm bổ sung ngon miệng cho bữa ăn của mẹ bầu mà loại cải này còn chứa nhiều vitamin K, một chất dinh dưỡng thúc đẩy hoạt động của não được tìm thấy trong hầu hết các loại rau lá xanh đậm.
Để trả lời câu hỏi thiếu máu não ăn gì, mẹ bầu nên dùng thường xuyên các thực phẩm trên trong bữa ăn hàng ngày. Chú ý dùng lượng vừa phải, đừng ăn quá nhiều để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển của thai nhi.
Vinh An
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.