Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Có rất nhiều những lời khuyên khác nhau về việc bà bầu đau lưng có nên đấm lưng hay không. Một số ý kiến cho rằng dù phải vác “ba lô ngược” suốt ngày đêm mẹ bầu tuyệt đối không được đấm lưng. Nhưng cũng không có minh chứng khoa học nào khẳng định điều ngược lại sẽ gây tác hại. Quan trọng nhất là các đấm lưng có đúng phương pháp không!
Hầu hết phụ nữ có thai đều bị đâu lưng. Và ở mỗi giai đoạn của thai kỳ cơn triệu chứng của của những cơn đau lại khác nhau. Thai nhi càng lớn lưng lại càng chịu áp lực nhiều hơn và cảm giác đau càng tăng. Những ai đã từng mang thai đều hiểu được sự vất quả, gian truân của của hành trình 40 tuần thai. Mẹ bầu luôn ở trong tình trạng đau nhức hết mình mẩy, chuột rút, đau lưng…
Chính vì vậy, tìm liệu pháp hợp lý để những cơn đau không làm phiền mẹ trong suốt thai kỳ luôn được các chuyên gia sức khỏe lưu tâm. Trường hợp bà bầu đau lưng cũng vậy. Mẹ bầu được phép đấm lưng nhưng tránh nằm sấp và đấm mạnh. Đấm lưng chống mỏi mệt hoặc dùng máy cầm tay để massage lưng hoàn toàn có thể áp dụng được cho phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, những ông chồng khéo tay có thể xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp với đấm lưng ở tư thế ngồi thẳng cho vợ. Xoa bóp cũng giúp làm dãn các dây chằng ra giúp mẹ bầu bớt đau rất nhiều đấy nhé!
Để giảm nhanh các cơn đau lưng khi mang thai mẹ bầu thường có thói quen xoa lưng. Đây còn được coi là động tác, cử chỉ thể hiện sự yêu thương, quan tâm của mẹ dành cho các bé. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng hành động này của mẹ bầu lại ẩn chứa nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe thai nhi.
Đây là tiền đề gây ra những cơn co dạ con. Nếu lặp lại nhiều lần dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung. Đối với phụ nữ có tiền sử sinh non, nhau thai bám mặt trước, bị mắc bệnh rối loạn đông máu… hoặc những thai phụ đã bước vào tuần thai thứ 38, việc xoa bụng, xoa lưng thường xuyên cần phải được hạn chế tối đa.
Không cần tới khi bị đau lưng mà ở mọi giai đoạn của thai kỳ mẹ bầu đều cần lưu ý chăm sóc cơ thể mình bằng cách ghé qua một trung tâm chuyên massage cho bà bầu hoặc nhờ ông xã, người thân. Khi được nhẹ nhàng xoa bóp và cọ xát, kích thích sự lưu thông máu, lưng mẹ sẽ thoải mái hơn và cơn đau sớm biến mất.
Thao tác massage lưng cho mẹ bầu tưởng chừng rất dễ, nhưng lại không hề đơn giản. Nếu làm đúng cách thì sẽ giúp giảm đi các cơn đau nhưng nếu không đúng cách và sai thời điểm thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Dưới đây là cách massage lưng được nhiều ông chồng áp dụng thành công:
Một số lưu ý khi massage cho vợ bầu
Không nên massage thường xuyên cũng như sử dụng tinh dầu để massage trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Không massage đúng mắt cá chân hoặc phía trong cổ tay, đây là các điểm áp suất chặn máu lưu thông có thể kích thích cơ tử cung và xương chậu có thể gây ra các cơn co thắt.
Nên ngừng xoa bóp ngay lập tức ngay khi vợ bạn cảm thấy khó chịu hay chóng mặt.
Hạn chế tình trạng đau lưng bằng cách chuẩn bị thêm nhiều gối để kê, chêm vào lưng, chân, đùi… khi nằm, ngồi. Thay giầy cao gót bằng giầy bệt hoặc dép xăng đan có gót cao hơn mũi khoảng 2cm. Ngoài ra cần luôn giữ tư thế thẳng người khi đứng hoặc ngồi, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí.
Qua bài viết trên hi vọng mẹ đã có cách hiểu đúng về việc bà bầu đau lưng có nên đấm lưng hay không. Và đừng quên nhờ ông chồng thực hiện bài massage cơ bản cho mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.