Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/02/2022

Bà bầu dư ối nên ăn gì để không bị tích nước?

Bà bầu dư ối nên ăn gì để không bị tích nước?
Dư ối hay đa ối là một trường hợp khá hiếm, xảy ra ở 1% phụ nữ mang thai. Lúc này tử cung của mẹ rất căng thẳng vì chứa quá nhiều nước. Vậy bà bầu dư ối nên ăn gì để hạn chế tích nước? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.

Đa ối xảy ra khi nước ối tăng cao trong tử cung, trái ngược với hiện tượng thiếu ối. Trong hầu hết các trường hợp, đa ối không gây hại. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây biến chứng. Vậy bà bầu dư ối nên ăn gì?

Hiện tượng dư ối là gì?

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nước ối là dung dịch bao gồm nước tiểu, dịch tiết từ phổi thai nhi, dịch tiết từ hệ thống tuần hoàn của mẹ, từ nội sản mạc và dịch được khuếch tán qua dây rốn.

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nó có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung, bảo vệ thai nhi tránh sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.

Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 – 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, nó sẽ giảm dần còn khoảng 600 – 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh.

Tuy nhiên khi một số bất thường trong cơ thể xảy ra sẽ khiến cho mực nước ối nhiều hơn mức bình thường này gấp hai hay ba lần và làm cho mẹ bầu rơi vào tình trạng dư nước ối.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có đáng lo?

Các triệu chứng của đa ối

Nếu mẹ bầu bị dư ối nhưng không quá nhiều, thì có thể sẽ không xuất hiện triệu chứng gì và bào thai cũng không gặp nguy hiểm.

Ngược lại, mẹ dư ối nhiều hơn mức an toàn thì sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở, sưng chi dưới, sưng âm hộ
  • Nước tiểu giảm, táo bón, ợ nóng
  • Cảm thấy bụng lớn, thắt chặt

Nguyên nhân do tử cung bị căng nước phình ra, làm đè nén lên các cơ quan khác.

Nếu tử cung của bạn đặc biệt lớn so với 2-3 tuần trước đó, hoặc bác sĩ không tìm thấy nhịp tim của thai nhi, không cảm thấy em bé, thì có thể bạn đã bị đa ối.

Đa ối có thể xảy ra sớm vào tuần thứ 16 của thai kỳ, nhưng hầu hết thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Nếu đa ối xảy ra sớm thì nguy cơ biến chứng thai kỳ sẽ cao hơn.

bà bầu dư ối nên ăn gì
Bà bầu dư ối nên ăn gì?

Nguyên nhân gây đa ối

Nguyên nhân gây đa ối vẫn còn khá bí ẩn. Các trường hợp nhẹ được giải thích là do tình trạng tích nước ối tự nhiên trong suốt thai kỳ. Những trường hợp từ trung bình đến nặng có thể do các nguyên nhân sau:

Do khuyết tật bẩm sinh: Đôi khi đa ối là ảnh hưởng phụ của một dị tật bẩm sinh làm suy yếu khả năng nuốt của trẻ. Khi ở trong tử cung, trẻ sẽ nuốt nước ối rồi tiểu ra, giúp cho lượng nước ối luôn duy trì ở mức cân bằng. Nếu thai nhi không thể nuốt nước ối do khiếm khuyết di truyền, lượng nước ối sẽ tích tụ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhịp tim thai nhi bao nhiêu là bình thường và những sự thật thú vị

Mẹ bị tiểu đường: Lượng glucose tăng cao trong máu có thể dẫn đến sự tích tụ dịch ối. Biến chứng này sẽ xảy ra nếu mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc sau khi mang thai (tiểu đường thai kỳ).

Hội chứng truyền máu song thai: Nếu mang thai đôi, mẹ có thể xuất hiện biến chứng trong đó một thai nhi sẽ lấy quá nhiều máu, và thai nhi còn lại thì nhận được quá ít máu.

Nhóm máu không khớp: Nếu mẹ có nhóm máu Rh-, thai nhi lại có nhóm máu Rh+, thì nhiều khả năng bé sẽ mắc bệnh Rh (bệnh Rhesus), một dạng thiếu máu. Căn bệnh này ở thai nhi có thể khiến mẹ bị đa ối.

Nhịp tim của thai nhi không ổn định: Nguyên nhân có thể do loạn nhịp tim thai, tim đập yếu do nước ối quá dư hoặc do khuyết tật tim bẩm sinh.

bà bầu dư ối nên ăn gì
Thai nhi dị tật có thể khiến mẹ bị đa ối

Biến chứng của đa ối

Như đã nói ở trên, đa ối nhẹ sẽ không gây biến chứng. Nhưng trường hợp nặng có thể khiến mẹ:

  • Sinh non hoặc thai chết lưu
  • Thai nhi phát triển vượt mức (em bé quá lớn), gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
  • Nhau bong non (nhau bong ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ sinh con)
  • Xuất huyết sau sinh
  • Sa dây rốn (dây rốn chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi)
  • Thai nhi bị dị tật

Điều trị đa ối ở mẹ bầu

Siêu âm có thể giúp xác định mẹ có bị đa ối hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho mẹ kiểm tra glucose (để xác định bệnh tiểu đường), chọc dò nước ối, đo nhịp tim thai, siêu âm doppler để hiểu rõ hơn tình trạng của mẹ.

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây đa ối mà bác sĩ sẽ đề ra phương án và cách làm giảm nước ối hợp lý. Nếu mẹ chỉ bị nhẹ, bạn sĩ có thể khuyên bạn đi kiểm tra thêm để theo dõi tình hình.

bà bầu dư ối nên ăn gì
Mẹ đa ối có thể dẫn tới sinh non

Một số trường hợp đa ối không quá nặng thì mẹ chỉ cần nằm trên giường nghỉ ngơi để ngăn ngừa sinh non. Cách nằm như thế nào cho đúng, mẹ phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu đa ối nặng mà nguyên nhân là do tim thai, thì bác sĩ có thể kê thuốc điều chỉnh tim thai.

Bác sĩ cũng có thể lấy bớt nước ối ra khỏi tử cung bằng một cây kim lớn. Cách làm này có thể gây ra biến chứng, do đó chỉ được áp dụng nếu sự nguy hiểm của đa ối lớn hơn sự nguy hiểm của việc tháo nước ối.

Bác sĩ cũng có thể kê thuốc để giảm lượng nước tiểu mà thai nhi sản xuất ra, tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến tim thai, do đó bạn phải đi kiểm tra thường xuyên để đo tim thai.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể khuyên mẹ sinh sớm vào tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc sớm hơn.

Bà bầu dư ối nên ăn gì?

Bà bầu dư ối nên ăn gì? Mẹ bầu không nên ăn nhiều thực phẩm mọng nước

Mẹ bầu bị đa ối nên làm gì? Nhiệm vụ của mẹ bầu trong trường hợp này là tiết chế lượng nước nạp vào cơ thể ở mức vừa đủ, không dư không thiếu.

  • Mỗi ngày mẹ chỉ nên uống 1,5 lít nước. Có thể thay thế một ly nước lọc bằng một ly nước râu ngô. Râu ngô không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu mà còn chứa chất xơ, các loại vitamin tốt cho mẹ bầu.
  • Bị đa ối nên kiêng gì? Hạn chế các loại rau mọng nước như rau cải, rau diếp, cần tây, củ cải, dưa chuột, bí, cải xoong, cà chua, ớt chuông, măng tây, đậu bắp… Hạn chế nấu thành canh mà nên luộc, hấp hoặc xào. Bà bầu dư ối nên ăn gì? Mẹ vẫn nên ăn nhiều rau để hạn chế nguy cơ táo bón, bệnh trĩ, đồng thời cơ thể không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Bị đa ối nên kiêng gì? Hoa quả nên hạn chế loại mọng nước như dưa hấu, cam quýt, đào, bưởi, thanh long, dâu tây, nho, táo, dứa (thơm), lê… Thay vào đó, bạn nên chọn trái cây nhiều chất xơ và ít nước, chẳng hạn các loại quả khô không muối.
  • Bà bầu dư ối nên ăn gì? Thực phẩm làm giảm nước ối nên chọn loại nhiều chất xơ như yến mạch, khoai, đậu…
  • Không nên chấm muối, hạn chế muối, đường, dầu mỡ trong món ăn.
  • Bà bầu dư ối nên ăn gì? Nên ăn thêm thịt nạc để cung cấp protein cho cơ thể. Chớ quên bổ sung canxi, omega-3 từ tôm, cua, cá… nấu chín.

>>> Bạn có thể tham khảo: Giải đáp về các phương pháp trị mụn cho bà bầu từ chuyên gia

Bà bầu dư ối là trường hợp hiếm và ít gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu bạn khó ngủ, khó thở, thường xuyên phải vật lộn trên giường, chiếc bụng quá lớn so với tuần thai thì hãy đi kiểm tra gấp nhé. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu dư ối nên ăn gì. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Polyhydramnios: High Amniotic Fluid During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/polyhydramnios-high-amniotic-fluid/
Truy cập ngày 19/2/2022

2. Polyhydramnios: Causes, Diagnosis and Therapy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3964358/
Truy cập ngày 19/2/2022

3. Polyhydramnios (too much amniotic fluid)
https://www.nhs.uk/conditions/polyhydramnios/
Truy cập ngày 19/2/2022

4. Polyhydramnios
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17852-polyhydramnios
Truy cập ngày 19/2/2022

5. Polyhydramnios
https://fetalmedicine.org/education/fetal-abnormalities/amniotic-fluid/polyhydramnios
Truy cập ngày 19/2/2022

x