Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 14/09/2023

Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không?

Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không?
Thuốc trừ sâu rất độc hại, gây ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ mang thai. Dù biết là không nên tiếp xúc nhưng bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không?

Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không, ảnh hưởng đến thai nhi thế nào? Trước hết, mẹ cần biết thuốc trừ sâu là gì. Đây là một loại chất được sử dụng để tiêu diệt hoặc khống chế sự phát triển của côn trùng.

Các loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệpgia đình nhằm bảo vệ mùa màng, cây ăn quả và rau màu. Do đó, con người gần như có thể tiếp xúc với các khu vực có sử dụng thuốc trừ sâu hằng ngày.

Có thể phân loại thuốc trừ sâu thành ba loại như sau:

  • Thuốc trừ sâu tự nhiên (có nguồn gốc thực vật và dầu khoáng)
  • Thuốc trừ sâu tổng hợp (vô cơ và hữu cơ)

thuốc trừ sâu là gì

Thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào?

Thuốc trừ sâu có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường ăn uống hoặc qua làn da bị tổn thương.

1. Xâm nhập qua đường hô hấp

Khi hít phải thuốc trừ sâu, khí sẽ đi vào máu qua cổ họng, đường mũi và phổi. Máu có thuốc trừ sâu sau đó được bơm đến tim, nơi nó sẽ lưu thông khắp toàn thân.

2. Qua đường ăn uống

Tiếp xúc với thuốc trừ sâu thông qua hút thuốc, uống nước và ăn thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu. Ngộ độc thuốc trừ sâu có thể xảy ra khi bạn sử dụng thức ăn có nhiễm thuốc trừ sâu.

3. Qua làn da

Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không? Tất cả các loại thuốc trừ sâu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương hoặc thậm chí là trực tiếp qua làn da. Đặc biệt thông qua một số vùng trên cơ thể như mắt và vùng sinh dục. Một khi thuốc trừ sâu được hấp thụ qua da, chúng có thể đi vào máu và sau đó được đưa đến toàn bộ cơ thể. Mức độ hấp thụ qua da phụ thuộc vào công thức thuốc trừ sâu.

Triệu chứng khi hít phải thuốc trừ sâu

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường tỷ lệ thuận với lượng thuốc trừ sâu nhập vào cơ thể.

Cơ thể bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không và xuất hiện triệu chứng gì? Các triệu chứng nhẹ bao gồm kích ứng mắt/mũi/cổ họng, phát ban da, chóng mặt, khát nước, buồn nôn, đổ mồ hôi và đau đầu. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể do nồng độ cao hơn bao gồm nôn mửa, mờ mắt, mạch đập nhanh, khó thở, bỏng hóa chất trên da và bất tỉnh.

Thành phần thuốc trừ sâu còn có thể được tìm thấy ở những vật dụng nào?

Thành phần thuốc trừ sâu còn có thể được tìm thấy ở những vật dụng nào?

Ở nhà, bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không? Nhiều người lầm tưởng rằng thuốc trừ sâu là thứ phun trên rau cỏ mùa màng mới nguy hiểm. Nhưng thực ra thành phần của chúng có thể xuất hiện trong những vật dụng hàng ngày như thuốc xịt diệt côn trùng, chất đánh bóng đồ nội thất, và chất chống đông là những ví dụ cho mối nguy hiểm tương tự như thuốc trừ sâu.

Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không?

Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không?
Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không?

Ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ mối liên hệ giữa việc bà bầu tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến thần kinh và nhận thức ở trẻ em, thậm chí gây nguy cơ sinh non.

Đối với trẻ sơ sinh, tác hại của thuốc trừ sâu gồm tăng phản xạ bất thường, trẻ kém phát triển trí tuệ hơn và tăng nguy cơ bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Một nghiên cứu tiết lộ rằng pyrethroid, một loại thuốc trừ sâu khác, gây ra những rủi ro đáng kể. Tác động của chúng đối với chỉ số IQ của trẻ cũng tương tự như tiếp xúc với chì.

Tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể có những ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi?

Thuốc trừ sâu hay thuốc diệt côn trùng tuỳ vào thành phần hoá học, nồng độ, thời gian tiếp xúc, giai đoạn mang thai mà sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên sự phát triển của thai nhi và/hoặc cơ thể người mẹ. Nhìn chung, các hoá chất có khả năng gây sẩy thai hay dị tật bẩm sinh sẽ ảnh hưởng nhiều nhất lên thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất, khi mà thai đang trong quá trình biệt hoá các cơ quan.

>> Xem thêm: Dị tật bẩm sinh thai nhi vì những thói quen này của bố mẹ

Làm thế nào bạn có thể giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu?

Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không? Đừng hoảng sợ nếu mẹ nhận ra mình đã tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Vì tác dụng của thuốc trừ sâu với cơ thể chỉ xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc.

Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất vì lúc này là giai đọan biệt hoá các cơ quan.

Làm thế nào bạn có thể giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu?

Nếu người mẹ không thể tránh làm việc với thuốc trừ sâu, dưới đây là một số cách để giảm phơi nhiễm:

  • Rời khỏi khu vực trong khoảng thời gian ghi trên gói thuốc trừ sâu
  • Loại bỏ thực phẩm, bát đĩa và đồ dùng khỏi khu vực trước khi sử dụng thuốc trừ sâu
  • Mở cửa sổ và để ngôi nhà thông gió sau khi sử dụng bình xịt côn trùng trong nhà.
  • Mặc quần áo bảo hộ (như găng tay và quần áo bảo hộ) để tránh tiếp xúc với dư lượng của chúng.
  • Đọc kỹ và làm theo hướng dẫn trên nhãn đối với bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào đang sử dụng.
  • Chỉ sử dụng trong các điều kiện được chỉ định trên nhãn, bao gồm địa điểm, thời gian, điều kiện thời tiết, v.v.
  • Không bao giờ ăn, uống hoặc hút thuốc trong khi sử dụng thuốc trừ sâu. Hóa chất này có thể dễ dàng truyền từ tay sang miệng và có thể gây ngộ độc.
  • Đối với các sản phẩm gia dụng trong gia đình, tốt hơn hết là mẹ nên dùng các sản phẩm từ gốc thực vật, an toàn và lành tính cho sức khỏe.

>> Xem thêm: Những loại mỹ phẩm bà bầu nên tránh xa, xem ngay để rõ

Nên làm gì nếu lỡ tiếp xúc với thuốc trừ sâu?

1. Phơi nhiễm trên da

Bàn tay và cẳng tay chiếm phần lớn diện tích da tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, các bộ phận khác cũng có thể dính phải thuốc trừ sâu từ các giọt bắn hay trong quá trình sử dụng. Điều quan trọng là khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu, bạn nên thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hóa chất.

2. Phơi nhiễm đường hô hấp

Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu nồng nặc thì nên đến nơi thoáng khí ngay lập tức để đảm bảo đường thở thông thoáng. Trong trường hợp có triệu chứng nhiễm thuốc trừ sâu, bạn cần nhờ người thân giúp đỡ sơ cứu và đưa đến bệnh viện.

3. Thuốc trừ sâu vào mắt

Điều quan trọng là phải rửa mắt nhẹ nhàng nhưng càng nhanh càng tốt. Bạn hãy để mí mắt mở và rửa mắt bằng dòng nước sạch nhẹ nhàng ở nhiệt độ cơ thể. Tiếp tục rửa trong ít nhất 15 phút.

4. Nuốt phải thuốc trừ sâu

Trường hợp nuốt phải thuốc trừ sâu cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng để điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai các mẹ cần lưu ý

Nếu thuốc trừ sâu có thể giết sâu bọ đến chết, thì nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mẹ bầu và thai nhi. Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc ‘’Bà bầu ngửi phải mùi thuốc sâu có sao không?’’ một cách đầy đủ cho mẹ. Từ đó, mẹ sẽ cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc trừ sâu nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Pesticides – Reproductive Health

https://www.cdc.gov/niosh/topics/repro/pesticides.html

Ngày truy cập: 11.8.2023

  1. Pesticides and Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/pesticides-during-pregnancy/

Ngày truy cập: 11.8.2023

  1. Pregnancy and pesticides

https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/N_R/Pregnancy-and-pesticides

Ngày truy cập: 11.8.2023

  1. PESTICIDES AT HOME

https://dec.alaska.gov/eh/pest/pesticides-at-home/

Ngày truy cập: 11.8.2023

  1. The Safety of Pesticides During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/pesticides-during-pregnancy/

Ngày truy cập: 11.8.2023

x