Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bất cứ một sự thay đổi không bình thường nào của cơ thể trong suốt quá trình mang thai cũng dễ khiến mẹ bầu lo lắng. Hiện tượng bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai không thể nhìn thấy qua những triệu chứng bên ngoài. Mẹ chỉ phát hiện ra điều này khi đi khám định kỳ hoặc xét nghiệm máu. Vậy bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? Mẹ cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi?
Bạch cầu là những tế bào màu trắng, có trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vai trò của những tế bào này là chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn. Khi có một vật thể lạ có khả năng gây bệnh xuất hiện, bạch cầu sẽ vỡ ra thành chất lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt bao quanh vi khuẩn để tiêu diệt.
Trong cơ thể người, số lượng bạch cầu dao động trên dưới 7.000 bạch cầu/nm3 máu. Nếu con số này > 8.000 bạch cầu thì được gọi là tình trạng bạch cầu cao. Ở phụ nữ mang thai, số lượng bạch cầu tối thiểu được duy trì là 6.000/nm3. Trong những tháng cuối thai kỳ, chỉ số này có thể tăng lên đến 12.000 – 18.000/nm3. Đây chính là hiện tượng bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai.
Bạch cầu tăng ở bà bầu có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:
– Stress: Phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm, rất dễ lo lắng. Khi mẹ có tâm lý căng thẳng, chỉ số bạch cầu sẽ có xu hướng tăng lên để bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Me nên giữ tinh thần thoải mái, tập suy nghĩ tích cực, có thể tập yoga hoặc các bài vận động nhẹ nhàng để thư giãn, tránh stress quá nhiều.
– Nhiễm trùng: Khi mang thai, cơ thể mẹ yếu ớt nên dễ bị vi khuẩn hay nấm xâm nhập, gây ra cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng. Lúc này, chỉ số bạch cầu sẽ tăng để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống chọi với sự xâm nhập của “kẻ địch”. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, vệ sinh và chăm sóc cơ thể thật tốt nhé.
>>> Bạn có thể tham khảo: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần
– Viêm: Các bệnh viêm nhiễm hoặc dị ứng trong thai kỳ cũng là tác nhân khiến lượng bạch cầu tăng số lượng.
– Liên quan đến bệnh lý: Các bệnh về bạch cầu hoăc bệnh tự miễn như Crohn và Graves sẽ làm tăng các tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, các bạch cầu tăng thêm này lại không có chức năng bảo vệ cơ thể mà chỉ gia tăng số lượng đến mức đáng báo động.
Mặc dù hiện tượng bạch cầu trong máu tăng ở phụ nữ mang thai chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu, tuy nhiên, mẹ có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu cảnh báo sau đây:
– Sụt cân thất thường.
– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu trong người.
– Thường xuất hiện những cơn sốt không rõ nguyên nhân.
– Thỉnh thoảng trên cơ thể xuất hiện vết bầm tím mặc dù không bị va đập.
– Chảy máu cam.
– Cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè.
– Khi bị thương, vết thương lâu lành hơn bình thường.
>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu mẹ nhất định phải chú ý
Bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại sự viêm nhiễm trong thai kỳ. Nếu chỉ số này dao động ở mức cho phép thì mẹ có thể không cần lo lắng. Nếu lượng bạch cầu tăng đến mức báo động, kèm theo các dấu hiệu bất thường sau, mẹ nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
– Sốt cao.
– Huyết áp tăng.
– Khó thở, thở khò khè.
– Nổi mề đay, phát ban.
Bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai trong tình huống xấu nhất sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc nhiễm độc thai nghén. Hậu quả của việc nhiễm độc này bao gồm gây mất nước, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, tiền sản giật, viêm thân. Ở những tháng cuối thai kỳ, nhiễm độc thai nghén có khả năng khiến mẹ sinh non, em bé kém phát triển hoặc có dị tật bẩm sinh.
– Khi có kết quả xét nghiệm lượng bạch cầu trong máu tăng cao, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị.
– Mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng bạch cầu tăng cao ở phụ nữ mang thai bằng các thói quen sinh hoạt như:
+ Mẹ nên tập thói quen uống nhiều nước, khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày.
+ Không ăn nhiều muối, không ăn các món quá mặn hoặc quá cay.
+ Bổ sung các thực phẩm cung cấp nhiều sắt như thịt bò, sữa, trái cây.
+ Mẹ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như sữa chua, tỏi, uống trà xanh.
>>> Bạn có thể tham khảo: 8 tư thế ngồi của bà bầu khiến thai nhi khó thở
Bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai không phải là trường hợp nguy hiểm nếu các chỉ số ở trong mức cho phép và cơ thể mẹ không có những dấu hiệu bất thường. Mẹ nên chú ý theo dõi sức khỏe và đừng quên những buổi khám thai định kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và cuộc vượt cạn thành công.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Physiological Changes in Hematological Parameters During Pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3422383/#:~:text=White%20blood%20cell%20count%20is,counts%20%5B9%2C%2010%5D.
Truy cập ngày 13/6/2022
2. White Blood Cells (WBC) Count in Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/white-blood-cells-wbc-count-in-pregnancy-know-whats-normal-whats-not/
Truy cập ngày 13/6/2022
3. Increment of absolute neutrophil count in the third trimester and increased risk of small-for-gestational-age birth
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0301211512002643
Truy cập ngày 13/6/2022
4. Low white blood cell count
https://www.nhs.uk/conditions/low-white-blood-cell-count/
Truy cập ngày 13/6/2022
5. Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455
Truy cập ngày 13/6/2022