Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/03/2022

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu giá bao nhiêu mẹ biết chưa?

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu giá bao nhiêu mẹ biết chưa?
Tiêm phòng khi mang thai là bước đệm để ngăn ngừa một số virus gây bệnh cho hai mẹ con trong suốt thai kỳ. Nhưng với việc tiêm phòng cũng đòi hỏi mẹ bầu cần biết nhiều thông tin.

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu là một điều các mẹ bầu luôn quan tâm hàng đầu. Bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức từ A – Z về việc tiêm phòng khi mang thai; bao gồm cả giá cả và lịch tiêm phòng cho bà bầu. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Vì sao mẹ bầu phải tiêm phòng khi mang thai?

1. Mẹ bầu và bé là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm

Như đã nói ở phía trên, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu hoạt động kém khi chưa mang thai. Vì thế, nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm của người mẹ bầu cũng rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tiêm phòng trước khi mang thai và trong khi mang thai là một trong những biện pháp tốt nhất để nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

2. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ

Nếu người mẹ bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong khi mang thai. Thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng xấu. Thậm chí, thai nhi có thể ngừng phát triển.

3. Mẹ tiêm vaccine con được hưởng nhờ

Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bé sơ sinh sau khi chào đời có được hệ miễn dịch thụ động từ mẹ. Thực tế cho thấy, một số loại vaccine có thể giúp thai nhi tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hơn nữa, vaccine còn giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời trước những căn bệnh hiểm nghèo.

4. Tiêm phòng khi mang thai an toàn cho mẹ và con

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, nếu mẹ bầu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng. Và tiêm các mũi vaccine trước khi mang thai sẽ sẽ không gây hại cho mẹ và con

Bên cạnh đó, các mũi vaccine được khuyến cáo và cho phép tiêm chủng khi mang thai đều có nguồn gốc từ vaccine tái tổ hợp; hoặc vaccine bất hoạt. Các loại vaccine này không phải từ nguồn gốc vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Một số hệ quả khi mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ

Trong thai kỳ, chẳng may mẹ bầu bị mắc các bệnh truyền nhiễm thì có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho thai nhi. Dưới đây là các hệ quả nếu mẹ bầu không tiêm phòng đầy đủ:

  • Nếu mẹ bầu bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng; thai chết lưu; sảy thai; sinh non.
  • Trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, không may mẹ bầu mắc bệnh quai bị. Thai nhi sẽ có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh; trường hợp xấu nhất có thể thai chết lưu hoặc sinh non.
  • Còn trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu nhiễm rubella. Thai nhi sẽ có nguy cơ 90% bị dị tật não; tim; tai; mắt hoặc ngưng phát triển.
  • Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong khoảng tuần thứ 8 – 20 của thai kỳ. Thai nhi sẽ có thể bị dị tật bẩm sinh. Còn nếu chẳng may mẹ bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh; trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và có thể tử vong.
  • Tuy bệnh cúm không gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ. Nhưng nó có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Đối với mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B, nguy cơ cao sẽ lây cho bé sơ sinh trong quá trình sinh nở. Đối với trẻ sơ sinh bị lây viêm gan B từ mẹ sẽ có khả năng diễn tiến xơ gan; hoặc ung thư gan khi trưởng thành.
  • Mẹ bầu mấy tháng thì tiêm phòng khi mang thai?

    Trước khi tìm hiểu về bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, thai phụ cần hiểu về thời gian tiêm phòng. Trước khi mang thai, chị em cần tiêm đủ các mũi chuẩn bị mang thai. Trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần được tiêm phòng.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC khuyến cáo, thai phụ cần tiêm các mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu; ho gà và uốn ván vào tuần thai từ 27 -35 tuần. Điều này để phòng ngừa sớm bệnh ho gà cho bé sơ sinh. Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã tiêm các mũi này rồi thì có thể bỏ qua.

    Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vaccine uốn ván. Thì mẹ bầu cần phải tiêm 2 mũi uốn ván; mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và cách thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng.

    Lịch tiêm phòng cho bà bầu

    Bên cạnh việc tìm hiểu bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, mẹ cũng nên biết về lịch tiêm phòng cho bà bầu. Sau đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu cần ghi nhớ:

    1. Trước khi mang thai

  • Mũi 3 trong 1 (gồm sởi – quai bị – rubella): Trước khi có thai tiêm 1 mũi ít nhất từ 1-3 tháng và không tiêm khi đã mang thai.
  • Thủy đậu: Tiêm 2 mũi trước khi mang thai ít nhất từ 1-3 tháng và không tiêm khi đã mang thai.
  • Cúm: Tiêm 1 mũi/năm. Mẹ bầu có thể tiêm vào mọi thời điểm. Nhưng nên tránh tiêm vào 3 tháng đầu khi mang thai vì lúc này thai nhi còn yếu ớt sẽ gây ảnh hưởng đến con.
  • Viêm gan B: Mẹ bầu cần tiêm 3 mũi: Mũi 1 cách mũi 2 trong vòng 1 tháng và mũi 3 cách mũi 1 trong vòng 6 tháng. Và mẹ bầu nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm trước đó.
  • 2. Trong khi mang thai

    – Nếu mẹ bầu mang thai lần đầu tiên sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu.

    • Mũi 1 sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi.
    • Mũi 2 lại cách mũi 1 trong vòng 1 tháng.

    – Những lần mang thai sau, mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine phòng uốn ván thôi.

    Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu

    Dưới đây là một số bảng giá tiêm phòng cho bà bầu của các bệnh viện phụ sản và trung tâm Y tế uy tín. Mẹ bầu cùng tham khảo và so sánh nhé:

    1. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại bệnh viện Hùng Vương

    Nhìn chung, vaccine ở bệnh viện Hùng Vương có mức giá từ 61.498 – 1.205.791VNĐ/ mũi. Bảng giá được áp dụng từ năm 2021.

    lịch tiêm phòng cho bà bầu

    2. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại Viện Pasteur

    Bảng giá tiêm phòng tại viện Pasteur TPHCM có mức giá dao động từ 95.000 – 1.415.000VNĐ/ mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 02/2022.

    lịch tiêm phòng cho bà bầu ở trạm y tế

    3. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

    Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, các mũi tiêm phòng có mức giá tùy vào gói đăng ký bán lẻ hay đặt mua theo yêu cầu. Nhìn chung, mức giá chỉ dao động từ 150.000 – 1.450.000VNĐ/mũi.

    Bảng giá này áp dụng từ ngày 06/11/2021 đã bao gồm chi phí khám và tư vấn với Bác sĩ cũng như các tiện ích đi kèm.

    bầu mấy tháng thì tiêm phòng

    4. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu – Trung tâm Y tế Quận 1

    Tại Trung tâm Y tế Quận 1, bảng giá tiêm phòng cho bà bầu có mức giá các mũi tiêm dao động từ 72.890 – 947.993 VNĐ/mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 8/2020.

    tiêm phòng khi mang thai

    Hy vọng với những thông tin về bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong việc tiêm chủng khi mang thai. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe trong suốt thai kỳ nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Pregnancy vaccines

    https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/pregnant-women/index.html

    Truy cập ngày 14/02/2022

    2. Key facts about seasonal flu vaccine.

    http://www.cdc.gov/flu/protect/keyfacts.htm.

    Truy cập ngày 14/02/2022

    3. Guidelines for Vaccinating Pregnant Women

    https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/hcp-toolkit/guidelines.html

    Truy cập ngày 14/02/2022

    4. Hepatitis B vaccine in pregnancy: immunogenicity, safety and transfer of antibodies to infants

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2887464/

    Truy cập ngày 14/02/2022

    5. Vaccinating Women of Reproductive Age Recommendations and Guidelines

    https://www.health.ny.gov/prevention/immunization/vaccinating_women_of_reproductive_age_guidelines.htm

    Truy cập ngày 14/02/2022

    x