Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những lo lắng luôn túc trực trong tâm trí của mẹ bầu có thể được liệt kê như sau:
Trong cuộc khảo sát này, ít hơn một nửa số mẹ bầu tham gia đều không quan ngại về 5 vấn đề sau đây, trong khi đó đây lại chính là những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng. Mẹ bầu nên cập nhật ngay vào sổ tay thai kỳ 5 điều nhất định cần lo lắng khi mang thai
1. Viêm nhiễm khi mang thai
Mắc những bệnh viêm nhiễm khi mang thai có thể dẫn đến những hệ quả cực kỳ nhghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm nhất chính là sinh non. Virus sinh sống và ẩn nấp ở khắp mọi nơi trong môi trường xung quanh, và dù muốn hay không, đôi khi bà bầu cũng không thể tránh khỏi sự “xâm nhập” của chúng vào cơ thể.
Ngay cả một ca viêm đường tiết niệu thông thường cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và sinh non. Vì vậy, ngoài áp dụng một chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt lành mạnh, mẹ bầu đừng quên để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh viêm nhiễm. Ngay lập tức liên hệ với bác sĩ nếu thấy cơ thể có triệu chứng của bệnh như sốt, viêm hoặc đau.
2. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ
Thực tế, 41% phụ nữ mang thai đều vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn cho 9 tháng thai kỳ. Tình trạng thừa cân khi mang thai có thể đặt bà bầu vào nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non, dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chuyện hồi phục vóc dáng sau sinh dường như không tưởng và bé con của bạn cũng phải đối diện với tình trạng cân nặng dư thừa.
Mẹ bầu nhớ này: Ăn cho 2 người là ăn lành mạnh, bổ dưỡng và theo khuyến cáo dành cho cân nặng ban đầu của từng người, chứ không có nghĩa là ăn gấp đôi.
3. Thiếu tập luyện điều độ
Chỉ có 23% phụ nữ mang thai dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong thai kỳ. Thiếu tập luyện có thể làm bạn tăng cân quá mức, yếu ớt, chịu đựng kém và không bền, và dĩ nhiên nâng cao nguy cơ đối mặt với biến chứng thai kỳ.
Nếu điều kiện sức khỏe không cho phép tham gia vào những bộ môn đòi hỏi vận động nhiều, bà bầu có thể bắt đầu với bài tập thiền, yoga, tập luyện tại chỗ. Sau một thời gian quen dần với chuyện luyện tập, bạn tăng cường độ luyện tập lên với bộ môn đi bộ hoặc bơi lội.
4. Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa
Hóa chất từ các sản phẩm vệ sinh gia đình ẩn chứa mối nguy khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, dường như đa số các mẹ bầu lại không mấy để tâm đến vấn đề này. Chất tẩy rửa mạnh, sơn, véc-ni, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, là những sản phẩm bạn nên tránh tiếp xúc để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.
5. Tiểu đường thai kỳ
Khoảng 6-8% bà bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Nồng độ đường quá cao trong máu sẽ dẫn đến tiền sản giật, sinh non, em bé thừa cân và bắt buộc phải thực hiện phương án sinh mổ.
Nếu bị cảnh báo với nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Lo lắng: Tôi sẽ bị sảy thai.
Sự thật: Sảy thai rất ít khi xảy ra. Hầu hết thai phụ đều sinh ra em bé khỏe mạnh. Nên nhớ rằng hầu hết những ca sảy thai đều xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bản thân người mẹ còn không nhận ra mình đang mang thai và sẽ không biết nếu như không bị sảy thai.
Tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 5%. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ sảy thai bằng cách không hút thuốc, không uống rượu và cắt giảm lượng caffein hằng ngày còn khoảng 200 miligram hoặc ít hơn, tương đương với một tách cà phê mỗi ngày.
Lo lắng: Tôi bị nghén rất nhiều nên con tôi không thể nhận được đủ dinh dưỡng.
Sự thật: Thai nhi sẽ hấp thụ tất cả dưỡng chất từ cơ thể bạn. Nếu bạn không ốm nghén đến mức bị mất nước dữ dội, ốm nghén sẽ không khiến cho bào thai bị mất cân bằng dưỡng chất và không có bất cứ ảnh hưởng lớn nào đến con yêu.
Chỉ cần đảm bảo rằng bạn uống bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong giai đoạn mang thai và làm tốt nhất trong khả năng của mình. Hầu hết các bà mẹ có thể ăn những loại thức ăn bổ dưỡng sau khoảng 16 tuần, đây là thời điểm bé bắt đầu tăng cân.
Lo lắng: Tôi ăn hoặc uống những thức ăn không phù hợp làm ảnh hưởng đến bé.
Sự thật: Nên nhớ rằng không ai có thể tuân thủ hết mọi luật lệ và hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả những rủi ro liên quan đến những thứ như ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc nhuộm tóc trong thời kỳ đầu của thai kỳ, hai trong số những điều bác sĩ đề nghị thai phụ cần tránh, cũng chỉ có khả năng ảnh hưởng rất nhỏ đến bạn và bé.
Do đó, không nên bực mình nếu bạn lỡ gọi một phần burger rồi nhớ ra mình không nên ăn đồ nguội hoặc đang nhâm nhi một ly nước ép nhưng sau đó lại nhận ra rằng nước uống này chưa được tiệt trùng.
Lo lắng: Tôi quá căng thẳng và điều này làm ảnh hưởng đến bé.
Sự thật: Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng việc căng thẳng nhất thời sẽ có ảnh hưởng rất ít đến bé trong bụng vì cơ thể bạn đã quen với việc đó theo thời gian.
Tuy nhiên, căng thẳng dữ dội như mất việc làm hoặc gia đình có tang có thể gây ra những rủi ro cho bé như sinh non. Vì thế, nếu bạn sắp bị căng thẳng cực độ, cần cố gắng giảm nhẹ mức độ và tìm cách lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể trút bầu tâm sự vào những trang nhật ký hoặc đi ngủ sớm.
Lo lắng: Bé sẽ bị khiếm khuyết khi sinh.
Sự thật: Nguy cơ bé bị khiếm khuyết khi sinh chỉ chiếm 4% bao gồm cả những triệu chứng nghiêm trọng như hội chứng Down cũng như hàng ngàn những dị tật rất nhỏ và không dễ nhận thấy như là ngón tay có vấn đề hoặc tim bị khiếm khuyết nhỏ có thể mất đi sau khi sinh mà không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho bé.
Cách tốt nhất để bảo vệ bé là uống bổ sung viên vitamin tổng hợp có chứa axit folic trước khi mang thai và trong quá trình mang thai để giảm nguy cơ khiếm khuyết não và tủy sống ở trẻ.
Lo lắng: Con tôi bị sinh non
Sự thật: Với sự phát triển của y học, rủi ro bé bị những biến chứng nghiêm trọng hoặc những vấn đề về phát triển khi sinh non đã giảm xuống mức rất thấp.
Lo lắng: Tôi bị những triệu chứng như tiền sản giật.
Sự thật: Nguy cơ tiền sản giật thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi hoặc bị cao huyết áp đang mang thai.
Tiền sản giật sẽ không phát triển cho tới giai đoạn thứ 2 của thai kỳ và trong một số trường hợp, bệnh phát sinh muộn đến nỗi có một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không có cách nào để giảm nguy cơ phát sinh bệnh này.
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đi khám thai thường xuyên và báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tiền sản giật nào như là sưng mặt hoặc tay, nhìn mờ hoặc thường xuyên đau đầu, để giúp bác sĩ phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu.
Lo lắng: Chuyện chăn gối của vợ chồng tôi không còn được như trước.
Sự thật: Hầu hết mọi thứ trở lại như cũ chỉ 6 tháng sau khi sinh và một khi thời điểm khó khăn đã bắt đầu qua đi và cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn, nhiều mẹ cảm nhận đời sống tình dục được cải thiện hơn rất nhiều so với lúc chưa có con. Họ quan hệ thường hơn và tìm được nhiều tư thế để thỏa mãn hơn trước đây.
Lo lắng: Việc sinh nở quá khó và quá đau, tôi sẽ không vượt qua được.
Sự thật: Bạn có thể nhìn lại thời của ông bà, cha mẹ ta trước đây sẽ thấy nhiều phụ nữ đã làm được, vì thế bạn cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều cách giúp bạn giảm đau.
Lo lắng: Tôi sẽ phải sinh mổ vào phút cuối.
Sự thật: Chuyện sinh mổ sẽ không đáng lo nếu đã được bác sĩ chỉ định từ trước và bạn có sự chuẩn bị tinh thần như trong trường hợp bé không chịu xoay đầu hoặc thai phát triển quá lớn.
Lo lắng: Tôi không thể là một người mẹ tốt.
Sự thật: Bạn biết chính xác bạn là người thế nào vào thời điểm này với vai trò một người vợ, một nhân viên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của bạn có thêm một em bé? Bạn có thể cân bằng những nhu cầu của cuộc sống mới với cuộc sống trước đây không? Chưa kể đến việc bạn nên dạy con như thế nào, có nên thiết lập kỷ luật cho con và có nên giúp con xây dựng lòng tự trọng?
Nếu bạn băn khoăn về việc trở thành một người mẹ tốt, đó là một dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa bạn thật sự quan tâm sâu sắc đến bé và nếu bạn quan tâm bé, bạn sẽ là một người mẹ tốt.
Âm đạo có bị giãn sau khi sinh không?
Câu trả lời là không. Âm đạo của phụ nữ được thiết kế giãn ra lúc vượt cạn để bé có thể chui ra ngoài nhưng ngay sau khi sinh xong, âm đạo sẽ dần trở lại kích thước bình thường. Hãy cố gắng tập bài tập siết cơ âm đạo và sàn chậu Kegel thường xuyên để giúp âm đạo co lại như cũ.
Mẹ sẽ bị chứng tiểu tiện không kiểm soát sau khi sinh?
Khả năng kiểm soát tiểu tiện của mẹ sẽ bị giảm sau khi mang thai và sinh nở. Càng gần ngày “lâm bồn”, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm bớt sau khi sinh từ 6 tuần đến 3 tháng.
Ra nhiều dịch khi mang thai có là chuyện bình thường?
Phụ nữ mang thai có lượng hormone biến đổi cực kỳ thất thường. Thêm vào đó, lưu lượng máu xuống vùng xương chậu cũng gia tăng. Vì vậy, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể tiết nhiều chất dịch trong lúc mang thai. Nếu mẹ thấy đau, rát, ngứa hoặc dịch lỏng loãng, nên đi khám phụ khoa vì có thể bạn bị viêm nhiễm hoặc vỡ nước ối.
Hay “xì hơi” và khó tiêu khi mang thai có bình thường không?
Thay đổi hormone khi mang thai làm giảm khả năng hoạt động hiệu quả của bộ máy tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 85% mẹ bầu gặp phải các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ nóng, ốm nghén khi mới mang thai. Chúng dần chuyển sang tình trạng dư axit hoặc khó tiêu về sau nhưng điều này hết sức bình thường.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.