Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/12/2014

7 dấu hiệu cực nguy hiểm trong thai kỳ

7 dấu hiệu cực nguy hiểm trong thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, không phải thay đổi nào cũng bình thường và có thể làm lơ. Nếu phát hiện thấy mình có 1 trong 7 dấu hiệu sau, mẹ bầu nên ngay lập tức đi thăm khám để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

1/ Xuất huyết âm đạo

Ra máu khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến với các mẹ bầu. Hầu hết xuất huyết âm đạo đều diễn ra ở tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu phát hiện thấy máu đỏ tươi, vón cục đông, đi kèm chứng chuột rút và cơn đau dữ dội từ tử cung.

2/ Đau buốt khi đi tiểu

Với mẹ bầu, việc đi tiểu thường xuyên với tần suất chục lần mỗi ngày là chuyện bình thường, đặc biệt là trong các tháng cuối. Tuy nhiên, nếu đi tiểu kèm chứng đau buốt, có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh này sẽ tăng khả năng sinh non, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé con trong bụng.

3/ Sưng và phù nề

Vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu gặp khó khăn trong chuyện đi lại vì chân sưng to và phù nề. Lưu lượng máu tăng khi mang thai chính là nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu còn bị sưng ở bàn tay, các ngón tay và mắt, tốt nhất nên gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là triệu chứng của bệnh cao huyết áp.

4/ Mệt mỏi cao độ

Buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi là dấu hiệu bình thường của các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu thường xuyên mệt đến nỗi bị ngất đi, mặt mày tái nhợt, bạn rất cần đến sự tư vấn của bác sĩ vào lúc này. Có thể mẹ bầu đang đối mặt với chứng thiếu máu, và được yêu cầu bổ sung thêm sắt, axit folic.

dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ
Mệt mỏi cao độ có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho thai kỳ của bạn

5/ Cử động của thai nhi

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên thường xuyên để ý và theo dõi chuyển động của thai nhi. Cử động thai là biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần thai máy giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể thai suy hay thai đã không còn phát triển nữa.

6/ Sốt cao

Nếu mẹ bầu sốt cao và không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt, nếu không cấp cứu kịp thời và điều trị thích hợp, rất có thể thai nhi sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và thể chất.

7/ “Rò rỉ” nước ối

Tình trạng này không đáng “báo động” nếu mẹ bầu đang trải qua các tuần cuối của thai kỳ. Nó chỉ nguy hiểm khi mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 2. Nước ối “rò rỉ” chứng tỏ mỗi trường sống của thai nhi trong bụng mẹ đang bị đe dọa.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x