Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/07/2021

Bà bầu bị chảy máu chân răng có sao không?

Bà bầu bị chảy máu chân răng có sao không?
Nhiều mẹ bầu bị chảy máu chân răng khi mang thai. Mẹ đừng lo sợ, bởi có rất nhiều cách khắc phục tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng.

Trong thời kỳ mang thai, một số mẹ bầu có thể gặp tình trạng sưng và đau nướu, thậm chí bà bầu bị chảy máu chân răng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân. Vậy bà bầu bị chảy máu chân răng có sao không và cách khắc phục như thế nào? Tìm hiểu điều này trong bài viết của MarryBaby bạn nhé!

Vì sao bà bầu bị chảy máu chân răng?

Vì sao bà bầu bị chảy máu chân răng?

Sau đây là một số yếu tố có thể khiến một số người bị sưng lợi và chảy máu chân răng khi mang thai:

Nội tiết tố thay đổi

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến răng miệng dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn và mảng bám. Cả hai yếu tố này đều khiến cho mẹ bầu dễ bị viêm nướu.

Thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống

Khi mang thai, mẹ bầu có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột và thức ăn nhanh. Điều này sẽ tạo ra môi trường miệng thân thiện hơn với mảng bám và sâu răng.

Giảm tiết nước bọt

Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu có xu hướng giảm tiết nước bọt. Yếu tố này làm cho thức ăn lưu lại trên bề mặt nướu và răng lâu hơn, tạo thành các mảng bám. Chúng chứa đầy vi khuẩn gây sâu răng và các bệnh về nướu.

Nước bọt thay đổi

Mẹ bầu không chỉ ít tiết nước bọt mà trong nước bọt còn có nồng độ axit cao hơn so với những phụ nữ không mang thai. Các axit này cũng là một trong những nguyên nhân gây mòn và sâu răng.

Khó đánh răng hoặc súc miệng

Mang thai khiến cho mẹ bầu dễ bị nhạy cảm với mùi vị của các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng. Nhiều bà bầu gặp tình trạng nôn ọe và không thể chịu được mùi của kem đánh răng. Vậy nên không thể đánh răng mỗi ngày 2 lần, dẫn tới vệ sinh răng miệng kém.

Ốm nghén

Tình trạng nôn ói trong thời kỳ ốm nghén làm cho axit đi từ dạ dày lên răng miệng, làm mềm lớp men trên răng của mẹ bầu. Điều này về lâu dài sẽ gây tình trạng viêm, chảy máu.

Bà bầu bị chảy máu chân răng có sao không? Khi nào cần tới nha sĩ?

Bà bầu bị chảy máu chân răng có sao không

Bà bầu bị chảy máu chân răng phải làm sao? Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị sưng, đỏ, nướu mềm, chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng. Viêm nướu khi mang thai là một dạng nhẹ của bệnh nướu răng.

Một số vết sưng tấy ở nướu là bình thường. Thậm chí sau khi đánh răng, bàn chải đánh răng có màu hồng, hoặc mẹ bầu phun ra máu khi súc miệng, lúc này mẹ đã bị viêm nướu. Tình trạng viêm nướu nhẹ này tương đối vô hại và không cần phải lo lắng.

Thế nhưng, viêm nướu có thể phát triển thành một tình trạng nghiêm trọng hơn nhưng có thể điều trị được gọi là viêm nha chu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng viêm nha chu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc tiền sản giật.

Mẹ bầu cũng có thể có một cục hoặc nốt nhỏ trên nướu răng, gây chảy máu khi đánh răng. Khối u tương đối hiếm gặp này được gọi là khối u thai nghén hoặc u hạt sinh mủ. Các khối u khi mang thai thực sự có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mẹ bầu như cánh tay, bàn tay và mặt, nhưng chúng thường xuất hiện nhiều hơn ở miệng. Theo các nhà nghiên cứu, có khoảng 5% mẹ bầu gặp tình trạng này.

Những khối u này thường vô hại, có thể tự hết sau khi mẹ sinh con. Thế nhưng, nó gây khó chịu và làm cho bà bầu bị chảy máu chân răng. Nếu khối u làm cho bạn khó chịu, cản trở việc nhai và đánh răng hoặc gây chảy máu quá nhiều, bạn nên gặp nha sĩ để được phẫu thuật cắt bỏ.

Ngoài ra, khi bị những tình trạng sau đây, bạn nên tới gặp nha sĩ:

– Đau răng

– Nướu đau nhức và thường xuyên bị chảy máu

– Các dấu hiệu khác của bệnh nướu răng, như sưng hoặc mềm nướu, tụt nướu, hôi miệng dai dẳng hoặc răng lung lay

Bà bầu bị chảy máu chân răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị chảy máu chân răng và viêm lợi khi mang thai khó có thể ảnh hưởng tới thai nhi, nếu mẹ biết vệ sinh răng miệng tốt. Những nguy cơ tiềm ẩn với mẹ và bé chỉ xảy ra khi mẹ bị viêm nướu nặng.

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng nghiêm trọng và sinh non, nhẹ cân… song không có mối liên hệ nào giữa bệnh nướu răng và những biến chứng nghiêm trọng này.

Vậy nên, nếu gặp trường hợp chảy máu chân răng khi mang thai, mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé.

Biện pháp ngăn ngừa chảy máu chân răng khi mang thai

ngăn ngừa chảy máu chân răng khi mang thai

Để tránh tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

– Tới nha sĩ kiểm tra

Trong thai kỳ, hãy cố gắng tới nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng ít nhất một lần. Nhớ nói với nha sĩ rằng bạn đang mang thai.

– Chăm sóc răng miệng đúng cách

Hãy súc miệng và đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần trong 2 phút và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Nên sử dụng các loại bàn chải mềm, tránh những loại cứng. Không nên đánh răng quá mạnh vì có thể khiến nướu, nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu.

Ngoài đánh răng, mẹ bầu đừng quên chà lưỡi. Việc này sẽ giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn trong miệng. Bên cạnh đó, mẹ bầu nhớ súc miệng sau khi ăn xong. Việc này không chỉ giảm mùi hôi trong miệng mà còn loại bỏ axit và vi khuẩn gây bệnh.

– Chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp

Nếu mùi kem đánh răng khiến mẹ bầu buồn nôn, hãy thử các loại có hương trái cây dành cho trẻ em hoặc baking soda. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của nha sĩ để chọn được những loại chăm sóc răng miệng phù hợp. Nha sĩ có thể giới thiệu cho bạn loại nước súc miệng “trị liệu” không chứa cồn, giúp răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho và giảm vi khuẩn trong khoang miệng.

– Ăn đúng cách

Mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung nhiều vitamin C trong chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe cho nướu và giúp nướu khỏe mạnh. Điều này cũng đáp ứng nhu cầu canxi cho cơ thể mỗi ngày để giữ cho răng và xương chắc khỏe. Vitamin C và canxi có nhiều trong sữa, rau xanh và trái cây.

– Tránh ăn đồ ngọt

Hãy cố gắng tránh ăn quá nhiều đường khi có thể. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên ăn ngọt bằng trái cây nguyên chất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Bạn cũng cần nhớ các loại trái cây sấy khô chứa nhiều đường và có khả năng dính trong miệng lâu, không tốt cho răng.

bà bầu cần tránh ăn đồ ngọt

– Nhai kẹo cao su

Nếu bạn bị ốm nghén và không thể đánh răng hoặc súc miệng sau bữa ăn, hãy nhai kẹo cao su không đường hoặc ăn một miếng phô mai nhỏ. Chúng có tính kháng khuẩn nên tốt cho răng miệng.

– Uống vitamin trong thai kỳ

Vitamin C tốt cho sức khỏe của nướu, còn canxi sẽ giữ cho răng và xương chắc khỏe. Những vitamin và khoáng chất này có nhiều trong các loại vitamin dành cho bà bầu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể súc miệng bằng nước muối hàng ngày (1 thìa cà phê muối thêm vào cốc nước ấm) có thể giúp giảm viêm nướu.

Các phương pháp điều trị nha khoa cần tránh trong thai kỳ

– Nên trì hoãn việc trám răng hoặc thay răng cho đến khi bạn sinh xong. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng không nên loại bỏ vật liệu trám bằng amalgam khi mang thai.

– Nếu bạn cần chụp X-quang nha khoa, nha sĩ thường sẽ đợi cho đến khi sinh con xong, mặc dù hầu hết chụp X-quang nha khoa không ảnh hưởng đến vùng bụng (bụng) hoặc vùng chậu.

Tóm lại, tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng không hiếm gặp và thường vô hại. Thế nhưng, để hạn chế tình trạng khó chịu này, mẹ bầu nên chú ý vệ sinh đúng cách và bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất để củng cố sức khỏe răng miệng nhé.

Hương Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Pregnancy Gingivitis (Bleeding Gums): Causes And Treatment https://www.momjunction.com/articles/natural-home-remedies-teeth-gum-problems-pregnancy_0022519/ Ngày truy cập: 19/7/2021 2. Bad Breath During Pregnancy: Causes, Symptoms, And Treatment https://www.momjunction.com/articles/bad-breath-during-pregnancy_00375571/ Ngày truy cập: 19/7/2021 3. Bleeding Gums During Pregnancy- Causes, Symptoms, Treatment And Remedies https://parenting.firstcry.com/articles/bleeding-gums-during-pregnancy-causes-symptoms-treatment-and-remedies/ Ngày truy cập: 19/7/2021 4. Bleeding gums https://medlineplus.gov/ency/article/003062.htm Ngày truy cập: 19/7/2021 5. Gingivitis https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gingivitis/symptoms-causes/syc-20354453 Ngày truy cập: 19/7/2021
x