Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Phòng khám Phụ Sản 315
Cập nhật 30/10/2023

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không và cách điều trị hiệu quả như thế nào?

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không và cách điều trị hiệu quả như thế nào?
Bị trĩ khi mang thai có thể là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đây là một biến chứng mà đa số thai phụ đều phải gặp phải.

Ngoài ra, có nhiều người lo sợ bệnh trĩ khi mang thai sẽ theo họ suốt khoảng đời còn lại. Vậy bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Hãy bình tĩnh lại và đọc hết bài viết này để có câu trả lời cũng như có thêm mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu nhé.

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không?

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Câu trả lời là tình trạng trĩ khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh con. Mặc dù bệnh trĩ rất khó chịu và gây ra nhiều xấu hổ cho bạn, nhưng hãy yên tâm, biến chứng thai kỳ này vô hại và sẽ tự khỏi ngay sau khi bạn sinh con.

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở trên hoặc gần hậu môn. Các tĩnh mạch bị sưng có thể nằm ở hậu môn (trĩ ngoại) hoặc bên trong trực tràng, phần từ ruột già dẫn đến hậu môn (trĩ nội). Tuy nhiên, bệnh trĩ khi mang thai thường dễ kiểm soát bằng các cách làm co búi trĩ cho bà bầu tại nhà.

Đây là một biến chứng thai kỳ khá phổ biến chiếm khoảng 30-40% phụ nữ mang thai. Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ ba. Thậm chí, bệnh trĩ còn có thể kéo dài đến một tháng sau khi bạn sinh con.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày? Đó là dấu hiệu gì?

Nguyên nhân dẫn đến bị trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai
Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ xuất hiện khi áp lực đè lên vùng xương chậu và phần dưới của đường tiêu hóa là phần ruột. Các áp lực này khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng lên. Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai là do các yếu tố sau:

  • Tăng lượng máu: Lượng máu trong cơ thể thai phụ bị tăng lên khi mang thai để nuôi thai nhi lớn lên. Điều này khiến cho tĩnh mạch trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để tuần hoàn nhiều máu hơn trong cơ thể.
  • Thai nhi đang phát triển: Sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên vùng xương chậu và ruột của người mẹ. Trọng lượng tăng lên mỗi ngày của thai nhi sẽ đè lên các tĩnh mạch ở hậu môn khiến máu không thể tuần hoàn khắp cơ thể. Do đó, máu chảy chậm lại và bị đọng lại gây sưng tấy bên trong tĩnh mạch.
  • Táo bón: Bạn có thể bị bệnh trĩ khi mang thai là do chứng táo bón thai kỳ xuất hiện bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến vấn đề phân trong đường ruột ngày càng nhiều, làm chèn ép các tĩnh mạch ở hậu môn khiến chúng khó tuần hoàn máu hơn. Hơn nữa, việc bạn bị căng thẳng do vấn đề khó khăn khi đi đại tiện cũng tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch.

Liên quan đến vấn đề bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về thuốc trị táo bón cho bà bầu trên MarryBaby nhé.

Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

Đôi khi, bạn có thể bị trĩ khi mang thai mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Nếu bạn có dấu hiệu bị trĩ thì có thể sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Đau hậu môn khi đi đại tiện
  • Ngứa trong và xung quanh hậu môn
  • Đau dữ dội do búi trĩ nội rơi ra ngoài hậu môn (sa búi trĩ).
  • Bị chảy máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh sau khi bạn lau hậu môn (thường là do trĩ nội).
Khi thấy phân có máu, bạn có thể lo lắng nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu trực tràng do trĩ nội thường vô hại. Mặc dù vậy, bạn cũng nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ. Vì tình trạng chảy máu trong thai kỳ cũng có thể là một vấn đề cảnh báo nguy hiểm cho sức khoẻ.

Bà bầu bị trĩ phải làm sao đây?

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Bà bầu có thể tự khỏi bị trĩ nếu kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Vậy nếu bà bầu bị trĩ thì phải làm sao? Dưới đây là các cách làm co búi trĩ cho bà bầu tại nhà:

1. Biện pháp giảm táo bón

Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Bệnh trĩ khi mang thai sẽ hết khi kiểm soát được táo bón
Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không? Bệnh trĩ khi mang thai sẽ hết khi kiểm soát được táo bón

Đi tiêu mỗi ngày theo một giờ cố định là một trong những cách làm co búi trĩ cho bà bầu hữu hiệu. Bên cạnh đó, khi bạn đi đại tiện thì không nên rặn nhiều sẽ ít gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Ngoài ra, để giảm tình trạng táo bón thai kỳ thì bạn nên thay đổi chế độ ăn uống như sau:

  • Uống 8-12 ly nước mỗi ngày.
  • Bổ sung 25-30 gram chất xơ mỗi ngày.
  • Dùng thuốc nhuận tràng theo sự chỉ định của bác sĩ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua

2. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu tại nhà

Các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu cần phải được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn thực hiện. Bạn có thể thử các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu tại nhà bằng cách thoa lên hậu môn hoặc dùng nước nóng như sau:

  • Giảm ngứa và đau: Thoa chiết xuất cây phỉ vào búi trĩ.
  • Giảm đau hoặc khó chịu do trĩ: Thoa lô hội nguyên chất hoặc dầu dừa lên hậu môn.
  • Dùng nước ấm để co búi trĩ: Bạn có thể thử tắm ngồi hoặc ngồi trong bồn nước ấm. Biện pháp này có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và thư giãn các cơ căng xung quanh hậu môn.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bạn không thể làm gì để giảm áp lực tăng lên cơ thể do thai nhi đang phát triển. Nhưng để giảm tình trạng bệnh trĩ thai kỳ, bạn có thay đổi thói quen để kiểm soát bệnh lý như sau:

  • Nếu phải ngồi lâu: Khi bạn ngồi, bạn hãy sử dụng một chiếc gối hình tròn lót dưới ghế.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu: Khi ngồi làm việc tầm 1 tiếng, bạn nên đứng lên đi lại để vừa thư giãn vừa cho cơ thể vận động. Bạn cũng nhớ cho mình giấc ngủ trưa ngắn bằng cách nằm nghiêng để giảm áp lực lên vùng xương chậu và ruột.
  • Đừng căng thẳng hoặc đi đại tiện quá lâu nếu bị táo bón: Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào việc giảm táo bón qua chế độ ăn uống và sinh hoạt.

>> Xem thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

Như vậy bạn đã biết bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không rồi phải không? Thông thường, bệnh trĩ khi mang thai có thể tự khỏi sau khi sinh con nếu bạn kiểm soát được bệnh lý. Nếu thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý. Đồng thời, khi bạn đã áp dụng các cách làm co búi trĩ cho bà bầu và mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm thì hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ thêm nhé.

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Hemorrhoids During Pregnancy
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23498-pregnancy-hemorrhoids
Truy cập ngày 26/09/2023

2. Haemorrhoids during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/haemorrhoids-during-pregnancy
Truy cập ngày 26/09/2023

3. Hemorrhoids during pregnancy: What’s the best treatment?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/hemorrhoids-during-pregnancy/faq-20058149
Truy cập ngày 26/09/2023

4. Hemorrhoids During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/hemorrhoids-during-pregnancy/
Truy cập ngày 26/09/2023

5. What can I do for hemorrhoids during pregnancy?
https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/ask-acog/what-can-i-do-for-hemorrhoids-during-pregnancy
Truy cập ngày 26/09/2023

x