Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo
Cập nhật 22/07/2024

Bà bầu đi vệ sinh ra máu có sao không và làm cách nào để “đối phó”?

Bà bầu đi vệ sinh ra máu có sao không và làm cách nào để “đối phó”?
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi từ ngoại hình cho đến sinh lý bên trong. Vào một ngày, bạn đi ngoài ra máu và cảm thấy rất lo sợ về sức khỏe thai kỳ.

Vậy bà bầu đi vệ sinh ra máu là bị gì và có sao không? Bạn đừng hoang mang quá, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết sau nhé.

Mẹ bầu đi cầu ra máu có sao không?

Bà bầu đi vệ sinh ra máu là một tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân có thể do bạn bị táo bón, trĩ hoặc nứt hậu môn. Nghiêm trọng hơn, bà bầu đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng như bệnh viêm ruột hoặc ung thư nhưng khá hiếm gặp [1].

Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả K.Ferdinande vào năm 2018; có khoảng 2/3 số thai phụ tham gia nghiên cứu bị các vấn đề liên quan đến hậu môn trong thai kỳ. Hơn nữa, tỷ lệ thai phụ mắc các tình trạng này cao nhất ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba và sau khi sinh [2].

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày? Đó là dấu hiệu gì?

Các nguyên nhân khiến bà bầu đi vệ sinh ra máu

1. Táo bón

bà bầu đi ngoài ra máu do táo bón
Bà bầu đi ngoài ra máu do táo bón thai kỳ

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại và khó khăn hơn. Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến táo bón thai kỳ. Trong trường hợp táo bón nặng sẽ khiến bà bầu đi vệ sinh ra máu và đau hậu môn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì vừa an toàn và hiệu quả?

2. Bệnh trĩ

Trong giai đoạn mang thai, lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể sẽ tăng lên dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Bên cạnh đó, khi thai nhi ngày càng lớn sẽ khiến tử cung giãn ra gây chèn ép lên các cơ quan khác dẫn đến mạch máu căng và sưng lên.

Những nguyên nhân này chính là yếu tố hình thành bệnh trĩ khi mang thai. Song, tình trạng táo bón khiến bạn đi ngoài khó khăn nên phải rặn cũng có thể khiến cho búi trĩ bị rách và chảy máu sau khi đi ngoài.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị trĩ có tự khỏi được không và cách điều trị hiệu quả như thế nào?

3. Nứt hậu môn

Bà bầu đi ngoài ra máu do nứt hậu môn
Nứt hậu môn là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu đi vệ sinh ra máu

Nứt hậu môn là vết rách bên trong lớp niêm mạc hậu môn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bạn rặn khi bị táo bón hoặc do phân quá cứng, quá thô và to khi thải ra ngoài. Tình trạng này cũng là nguyên nhân khiến cho bà bầu đi vệ sinh ra máu và đau hậu môn.

4. Rách hậu môn

Rách hậu môn xảy ra khi bạn đã bị nứt hậu môn trong lần đi vệ sinh trước đó. Có nghĩa là, khi bị táo bón bạn phải rặn nhiều hơn dẫn đến các vết nứt bị rách to hơn, thậm chí điều này có thể khiến cho trực tràng bị rách.

5. Polyp và ung thư

Polyp là những khối u nhỏ ở lớp niêm mạc trong đại tràng hoặc trực tràng. Những khối u polyp thường xuất hiện khi bạn bị tăng cân, thường xuyên hút thuốc hoặc khi đã lớn tuổi.

Hầu hết các khối u này thường nhỏ và lành tính có thể khiến bà bầu đi vệ sinh bị ra máu, phân có màu đen và mùi hôi. Trong trường hợp nặng hơn, các khối u polyp có thể phát triển phì đại về kích thước dẫn đến nguy cơ hình thành ung thư.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được là do đâu?

6. Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và viêm trực tràng

bà bầu đi ngoài ra máu
Các vấn đề về đường ruột cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đi vệ sinh ra máu

Mẹ bầu đều có thể mắc phải các bệnh lý này trước khi mang thai. Đây là các bệnh lý gây viêm từng đợt ở nhiều bộ phận khác nhau trong đường tiêu hóa, thậm chí có thể tái phát khi mang thai dẫn đến tình trạng bà bầu đi vệ sinh ra máu.

Song thật may mắn, các bệnh lý này thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Do đó, trong trường hợp này, bạn đừng quá lo lắng nhé.

Dấu hiệu bà bầu đi ngoài ra máu tươi thường gặp

Bà bầu đi vệ sinh ra máu thường có kèm theo các dấu hiệu dưới đây:

  • Phân đen, sẫm màu và cứng
  • Đau hậu môn trong hoặc sau khi đi ngoài
  • Có thể có thêm các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu đơn giản và nhanh nhất tại nhà

Bà bầu đi vệ sinh ra máu khi nào nên đi gặp bác sĩ?

bà bầu đi ngoài ra máu
Mẹ bầu đi cầu ra máu có sao không?

Bà bầu đi vệ sinh ra máu là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Nếu bạn chỉ đi tiêu ra vài giọt máu thì không phải là điều quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu có xuất hiện kèm các dấu hiệu sau thì mẹ bầu cần đi khám ngay:

  • Đau hậu môn quá mức và đầy hơi: Nếu sau khi đi vệ sinh, bạn cảm thấy đau hậu môn quá mức và đầy hơi.
  • Sụt cân quá mức: Bà bầu đi vệ sinh ra máu có kèm theo dấu hiệu sụt cân quá mức và thường bị sốt cao có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
  • Không thể đi vệ sinh trong nhiều ngày: Nếu bạn không thể đi ngoài trong vài ngày liên tục có nghĩa là tình trạng táo bón đã nặng hơn nhiều.
  • Tiêu chảy kéo dài: Nếu bạn bị tiêu chảy hơn 3 ngày mà không chấm dứt hoặc khi bạn mất kiểm soát với việc đi ngoài thì nên đến bệnh viện để thăm khám.
  • Có kèm dấu hiệu đau bụng, đau lưng hoặc buồn nôn: Chảy máu kèm theo các dấu hiệu đau bụng, đau lưng hoặc buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm cho thai kỳ.
  • Đi vệ sinh ra nhiều máu: Nếu bạn thấy sau khi đi vệ sinh ra nhiều máu thay vì lốm đốm vài giọt thì nên đi đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm cho thai kỳ.
  • Không rõ máu chảy ra từ đâu: Nếu bạn không rõ lượng máu chảy ra từ âm đạo hay hậu môn thì nên đi khám ngay. Nhất là khi bạn bị chảy máu nhưng không cảm thấy khó chịu hay đau hậu môn sau khi đi ngoài.
  • >> Bạn có thể xem thêm: Làm thế nào để giảm táo bón khi mang thai tuần đầu?

    Cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu khi mang thai

    Bà bầu đi vệ sinh ra máu có thể là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nặng. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này bạn nên áp dụng các hướng dẫn dưới đây:

    1. Trong sinh hoạt

    bà bầu đi ngoài ra máu
    Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng bà bầu đi vệ sinh ra máu
    • Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiêu: Bạn nên vệ sinh hậu môn và cả vùng kín sau khi đi vệ sinh để tránh dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
    • Nhẹ nhàng khi lau hậu môn: Bạn nên nhẹ nhàng dùng khăn lau khô vùng kín từ trước ra sau. Điều này giúp không làm tổn thương búi trĩ hoặc các vết nứt hậu môn.
    • Dùng thuốc hoặc kem giảm đau: Nếu tình trạng đi ngoài ra máu khiến bạn bị đau hậu môn quá mức thì nên xin bác sĩ tư vấn cho dùng loại thuốc hoặc gel thoa giảm đau nhé.
    • Thường xuyên tập thể dục: Hãy hỏi bác sĩ về các bài tập thể dục có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và áp dụng các bài tập đó hàng ngày để việc đi ngoài được dễ dàng hơn.
    • Cố gắng đi ngoài sau khi ăn: Bạn nên cố gắng đi ngoài sau khi ăn vì lúc này đường ruột sẽ hoạt động ở mức cao nhất. Điều này cũng giúp làm giảm bớt áp lực lên ruột và giảm lượng máu có trong phân.
    • Mặc quần áo rộng rãi: Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc đồ bó sát vì có thể làm trầy xước hoặc kéo căng vết nứt ở hậu môn do cọ xát. Điều này có thể khiến vết thương đau hơn và lâu lành.

    >> Bạn có thể xem thêm: Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

    2. Trong ăn uống

    • Tăng lượng chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày: Chất xơ sẽ giúp phân của bạn mềm hơn và ngăn ngừa táo bón thai kỳ. Bạn có thể bổ sung chất xơ qua các loại trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,…
    • Bổ sung nhiều nước hơn: Nếu bạn không muốn uống quá nhiều nước lọc thì có thể dùng thêm các loại thức uống hoặc món ăn có nước khác như nước ép trái cây, uống sữa, ăn canh, món hầm, món ăn có nước lèo…
    • Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh sẽ giúp thay đổi hệ vi khuẩn có trong đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa. Hơn nữa, men vi sinh được khuyên là an toàn cho thai phụ. Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi bác sĩ nên chọn loại men vi sinh nào cho phù hợp nhé.

    Như vậy, bà bầu đi vệ sinh ra máu là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn đi ngoài ra máu kèm các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám ngay.

    >> Bên cạnh vấn đề bà bầu đi vệ sinh ra máu thì màu phân khi đi vệ sinh cũng phản ánh nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Bạn có thể tìm hiểu các bài dưới đây để hiểu được tình trạng sức khỏe của bản thân nhé.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Lower gastrointestinal bleeding in pregnancy: Differential diagnosis, assessment and management
    https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/1753495X20948300
    Truy cập ngày 10/07/2024

    2. Anorectal symptoms during pregnancy and postpartum: a prospective cohort study
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29972721/
    Truy cập ngày 10/07/2024

    3. Blood In Stool During Pregnancy – Causes & Symptoms You Should Be Aware Of
    https://www.momjunction.com/articles/blood-in-stool-during-pregnancy_00386737
    Truy cập ngày 10/07/2024

    4. Hemorrhoids During Pregnancy
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23498-pregnancy-hemorrhoids
    Truy cập ngày 10/07/2024

    5. Pregnancy Constipation
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation
    Truy cập ngày 10/07/2024

    x