Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nổi gân xanh ở tay (từ ngữ thông thường, hay giãn tĩnh mạch) có thể là triệu chứng rất hiếm gặp ở bệnh suy giãn tĩnh mạch (varicose veins), suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở chi dưới hơn. Hiện tượng nỗi gân xanh (thấy rõ các tĩnh mạch nông dưới da) rất thường gặp ở những người bình thường khoẻ mạnh; có thể do làn da trắng, do tập luyện thể thao hoặc lớp mỡ dưới da mõng…
Thuật ngữ giãn tĩnh mạch xuất phát từ tiếng Latin “varix”, có nghĩa là xoắn. Tĩnh mạch bị giãn thường cuộn lại với nhau, trông giống như những nhánh cây hoặc mạng nhện dưới da của mẹ. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch rất phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.
Các vị trí giãn tĩnh mạch phổ biến nhất khi mang thai là chân, mắt cá chân và vùng sinh dục ngoài (âm hộ). Đặc biệt, một biến chứng rất phổ biến khác trong thai kỳ là bệnh trĩ. Đây là chứng giãn tĩnh mạch xảy ra ở trực tràng hoặc xung quanh hậu môn.
Như đã nói ở trên, tình trạng bà bầu nổi gân xanh ở tay (thấy rõ các tĩnh mạch nông dưới da thường nhất ở mu tay) nếu liên quan đến bệnh lý thì cũng là triệu chứng rất hiếm gặp ở bệnh suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Mẹ thấy tay nổi gân xanh có thể vì một trong số những lý do dưới đây:
Do đó, nếu mẹ gặp tình trạng nổi gân xanh ở tay kèm giãn tĩnh mạch ở chi dưới thì phần thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích cho mẹ.
Tĩnh mạch là một phần của hệ thống tuần hoàn, nó có nhiệm vụ mang máu từ cơ thể đến trái tim của bạn. Ở chi dưới, có các van bên trong tĩnh mạch giúp giữ cho máu chảy đúng hướng.
Nếu các thành mạch và van tĩnh mạch yếu đi, máu có thể chảy ngược lại và tạo thành các vũng trong tĩnh mạch. Từ đó, gây ra tình trạng sưng và nổi lên khỏi bề mặt da.
Khi tử cung của bạn lớn lên, nó sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch lớn ở bên phải cơ thể (tĩnh mạch chủ dưới), làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chân của bạn.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch:
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể là:
Lý giải cho việc mẹ bầu thấy nổi gân xanh ở tay có thể là do các hormone thai kỳ làm dãn hệ mạch máu và tăng cung lượng tuần hoàn, cũng như các thay đổi về tâm lý, sinh lý khác.
>>Xem thêm: 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai đơn giản cho mẹ
Mặc dù bà bầu bị giãn tĩnh mạch là vấn đề liên quan đến sinh lý nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và mẹ sẽ bỏ qua vấn đề này, nên báo với bác sĩ, đặc biệt nếu chúng gây đau hoặc khó chịu cho mẹ.
Ngoài ra, tĩnh mạch giãn bị viêm cấp tính cũng sẽ gây đau dữ dội và có thể tạo cục máu đông, biến chứng xuất hiện cục máu đông gây tắc mạch có thể trầm trọng hơn những gì bạn có thể tưởng tượng (thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi…).
Thêm vào đó, tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới có thể không biến mất hoàn toàn sau khi sinh em bé nhưng nó sẽ ít đau hơn so với khi mang thai. Nếu mẹ bầu sinh con nhiều lần, tình trạng giãn tĩnh mạch có thể tồi tệ hơn sau mỗi lần mang thai và ít có khả năng tự khỏi.
Dù phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch khi mang thai không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng bạn cần đi khám bác sĩ khi gặp các dấu hiệu sau:
Mẹ có thể thực hiện các bước sau đây để giúp làm giảm các triệu chứng hoặc ngăn chúng trở nên tồi tệ hơn:
Bất kỳ lúc nào xuất hiện các triệu chứng khó chịu hay bất thường, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý điều trị.
Nếu chứng giãn tĩnh mạch của bạn không tự biến mất sau khi sinh con, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị chẳng hạn như: liệu pháp xơ hóa, liệu pháp laser và phẫu thuật.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ bầu phần nào hiểu được căn nguyên của tình trạng nổi gân xanh ở tay.
>>Xem thêm: Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa được không? Mẹ cần làm gì để tránh nằm sai tư thế?
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ bầu phần nào hiểu được căn nguyên của tình trạng nổi gân xanh ở tay và cách khắc phục hiệu quả. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Varicose Veins While Pregnant
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23331-varicose-veins-in-pregnancy
Truy cập ngày 6/1/2023
2. Why Do Some Pregnant Women Get Varicose Veins?
https://kidshealth.org/en/parents/veins.html
Truy cập ngày 6/1/2023
3. Varicose Veins During Pregnancy
Truy cập ngày 6/1/2023
4. Varicose Veins in the Legs: The Diagnosis and Management of Varicose Veins.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK327998/
Truy cập ngày 6/1/2023
5. MANAGEMENT OF VARICOSE VEINS DURING PREGNANCY
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1512200/
Truy cập ngày 6/1/2023