Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 07/02/2024

Mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được là do đâu?

Mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được là do đâu?
Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu khiến quá trình sinh hoạt gặp nhiều bất tiện. Trong đó, đau bụng đi ngoài thường xuyên là điều mà hầu hết mẹ bầu không thể tránh khỏi. Thậm chí, một số mẹ bầu còn đau bụng nhưng không đi ngoài được.

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục triệu chứng oái ăm này.

1. Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được do đâu?

Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Táo bón: Khi bà bầu đau bụng muốn đi ngoài nhưng không đi được hoặc phân khô thì có thể mẹ đang bị táo bón. Nguyên nhân là do mẹ bầu uống ít nước, ăn thiếu chất xơ hoặc chịu tác dụng phụ của viên sắt và canxi. Mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì đủ lượng nước. Trường hợp nghiêm trọng cần đi đến bệnh viện.
  • Hội chứng ruột kích thích: Rối loạn kích thích đường ruột thường được gây ra do sự thay đổi nội tiết tố và tác động của các hormone đến hoạt động của đường ruột. Hội chứng này không gây tổn thương đại trực tràng; tuy nhiên lại gây đau bụng, cảm giác buồn đại tiện, phân có máu hoặc dịch nhầy khiến mẹ bầu đau bụng nhưng không đại tiện được.
  • Bệnh trĩ: Mẹ bầu khi mắc các vấn đề về tĩnh mạch ở hậu môn có thể dẫn đến bệnh trĩ, thường gây ngứa, đau và máu trong phân. Vì thế nếu mẹ bầu đau bụng nhưng không đi ngoài được thì nguyên nhân có thể do bệnh trĩ.
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Sự co thắt không bình thường trong hệ tiêu hóa kéo dài hơn 6 tháng có thể khiến mẹ bầu đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Mẹ có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này nhé.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) khá phổ biến trong thai kỳ. Áp lực mà thai nhi tạo ra trên bàng quang khiến nước tiểu bị rò rỉ, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và khiến mẹ bầu đau bụng dưới.
  • Tiền sản giật (Preeclampsia): Khi mẹ bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được nguyên nhân có thể do mắc tiền sản giật. Tiền sản giật đặc trưng bằng việc có huyết áp cao và thường có lượng lớn protein trong nước tiểu. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng phải, buồn nôn, đau đầu và mờ mắt.
  • Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là do đâu?

    >> Mẹ xem thêm: Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

    2. Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có sao không?

    Hầu như các trường hợp bà bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được đều không đáng lo nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ yếu tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, ăn uống, tâm trạng và giấc ngủ của mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này để lâu mà không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng:

    • Rủi ro đối với đường tiêu hóa: Có thể gây ra vấn đề đường tiêu hóa như nứt kẽ hậu môn, trĩ, và polyp hậu môn. Các vấn đề này có thể dẫn đến viêm nhiễm và nguy cơ nhiễm trùng máu.
    • Nguy cơ ung thư trực tràng tăng cao: Tình trạng khó đi ngoài kéo dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.

    3. Bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được phải làm sao?

    Khi mẹ bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được thì sau đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng trên:

    • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn: Mẹ bầu nên bổ sung 25 – 30 gram chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám vào bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn giàu chất xơ giúp mẹ dễ tiêu hóa và đi đại tiện trơn tru hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hạn chế ăn một số loại rau để tránh ảnh hưởng đến thai nhi như rau húng quế, rau răm, ngải cứu, rau ngót…
    • Uống đủ nước mỗi ngày: Uống ít nước là nguyên nhân gây ra táo bón, ruột kích thích và bệnh trĩ. Vì thế, nhằm hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài nhưng không đi được khi mang thai, mẹ nên uống đủ từ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày.
    • Tập thể dục đều đặn: Tham gia vào các hoạt động như đi bộ, bơi lội, tập yoga và các bài tập khác một cách điều độ sẽ giúp mẹ bầu kích thích đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Hãy cố gắng tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút.
    • Bổ sung thêm sắt, probiotic: Bổ sung chất sắt, probiotic (men vi sinh) có thể cải thiện tình trạng táo bón, từ đó hạn chế nguy cơ kích ruột, trĩ – nguyên nhân chính khiến bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được. Mẹ có thể bổ sung sắt, men vi sinh bằng thức ăn hoặc thực phẩm chức năng như viên uống sắt, yakult, sũa chua.
    • Đi đại tiện vào thời điểm cố định: Mẹ bầu nên lập kế hoạch đi đại tiện vào cùng một khoảng thời gian hàng ngày để giảm nguy cơ táo bón và khó tiêu.
    Mẹ bầu có thể tập yoga để cải thiện tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được
    Mẹ bầu có thể tập yoga để cải thiện tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được

    >> Mẹ xem thêm: Bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Đọc ngay để giữ an toàn mẹ nhé!

    4. Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?

    Mặc dù hầu hết các trường hợp mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được đều không đáng lo lắng nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ. Nếu mẹ có các triệu chứng đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu bất thường, hãy đến bệnh viện để thăm khám cũng như chữa trị kịp thời.

    Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết cho các mẹ bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được biết. Nếu cảm thấy cơ thể không khỏe. Đừng ngần ngại đi khám bác sĩ ngay nhé.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Pregnancy Constipation: Pain, Causes, Treatments & Relief
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21895-pregnancy-constipation
    Ngày truy cập: 17/10/2023

    2. Stomach (Abdominal) Pain or Cramps in Pregnancy | Tommy’s
    https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/stomach-abdominal-pain-or-cramps-pregnancy
    Ngày truy cập: 17/10/2023

    3. Relieving Constipation During Pregnancy | Tips & Safe Remedies
    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/constipation-during-pregnancy/
    Ngày truy cập: 17/10/2023

    4. Stomach pain in pregnancy – NHS
    https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/
    Ngày truy cập: 17/10/2023

    5. Bladder and bowel problems during pregnancy
    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bladder-and-bowel-problems-during-pregnancy
    Ngày truy cập: 17/10/2023

    x