Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo nghiên cứu, có khoảng 14% phụ nữ bị ngứa khi mang thai từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, đặc biệt ở tháng cuối thai kỳ. Mẹ bị ngứa khi mang thai có sao không? Mẹ nên làm gì để trị ngứa hiệu quả? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bị ngứa khi mang thai tháng cuối có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Mẹ hãy xem mình có rơi vào trường hợp nào sau đây không nhé.
Vào tháng cuối thai kỳ, bụng và ngực của mẹ ngày càng lớn hơn nên vùng da ở đây sẽ căng ra, xuất hiện các vết rạn. Da căng ra nhưng các tuyến dầu không thể đáp ứng yêu cầu độ ẩm bình thường của chúng. Vì thế, mẹ bị căng da sẽ thấy bị ngứa khi mang thai tháng cuối.
Chàm là một trong những nguyên nhân gây kích ứng da phổ biến nhất khi mang thai. Chàm sẽ khiến mẹ bị ngứa, phát ban, viêm và gây cảm giác bỏng rát. Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn tron hai tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng không loại trừ khả năng làm mẹ bị ngứa khi mang thai tháng cuối của thai kỳ.
Bệnh này gây ra các mảng da đỏ, ngứa ngáy cho mẹ bầu. Theo Viện da liễu Hoa Kỳ, nếu bệnh vẩy nến trở nặng, mẹ có nguy cơ cao sinh con nhẹ cân so với tuổi.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai thường có nguy cơ bị ngứa do viêm nhiễm âm đạo. Nguyên nhân có thể đến từ độ pH âm đạo cao (kiềm hoá), giảm lợi khuẩn lactobacilli, vệ sinh không kỹ hoặc mẹ thụt rửa quá thường xuyên. Mẹ bị ngứa khi mang thai tháng cuối cẩn thận khả năng này nhé.
>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu đối mặt thế nào với tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai?
Viêm nang lông thường xuất hiện trong tháng cuối thai kỳ, bệnh có thể khiến mẹ ngứa ở vùng có lông như nách, tay chân, vùng kín.
Bệnh lý này có thể xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ và gây ngứa ngáy, đặc biệt là có thể gây ra những biến cố bất lợi cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh có thể giảm hẳn và biến mất 2-3 tuần sau sinh.
Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh có thể giảm hẳn và biến mất 2-3 tuần sau sinh.
Nồng độ hormone estrogen trong thai kỳ tăng cao khiến mạch máu của mẹ bị giãn, dẫn đến ngứa ngáy. Tuy nhiên, sau sinh nồng độ estrogen trở lại bình thường và tình trạng này sẽ biến mất.
Trong suốt thai kỳ, mẹ được bồi bổ nhiều nên dễ tăng cân nhanh. Tăng cân chủ yếu diễn ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, tập trung ở vùng ngực, mông đùi… dẫn đến rạn da và gây ngứa cho mẹ.
Viêm da mọng nước thường xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ và có thể kéo dài đến tháng cuối thai kỳ. Đây là những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn, đùi của mẹ bầu và lan ra tay, lưng và gây ngứa ngáy cho mẹ.
Bị ngứa khi mang thai tháng cuối có thể do mẹ tiết nhiều mồ hôi. Sở dĩ như vậy là vì thời tiết nắng nóng hoặc mẹ phải làm việc nặng nhọc.
>>Bạn có thể quan tâm: Mẩn ngứa mùa hè: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả dứt điểm ngay tại nhà
Chắc hẳn mẹ đang tự hỏi, nếu bị ngứa khi mang thai tháng cuối phải làm sao? Dưới đây là một số gợi ý về chăm sóc tại nhà và điều trị y khoa để giúp mẹ cải thiện tình trạng bị ngứa khi mang thai tháng cuối.
Gãi đương nhiên sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu trong ngắn hạn. Thế nhưng, điều này cũng vô tình kích thích, khiến mẹ thấy ngứa nhiều hơn và khiến vùng da đó bị tổn thương. Hơn nữa, da mẹ bị tổn thương do vết gãi cũng có thể gây bội nhiễm da.
Rạn da, khô da là những tác nhân khiến mẹ bầu bị ngứa. Do đó, nếu mẹ thoa kem trị rạn, kem dưỡng ẩm hoặc dùng tinh dầu tự nhiên để giảm ngứa. Tuy nhiên, mẹ nhớ tham khảo bác sĩ về các loại kem và tinh dầu được dùng trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.
Đặc biệt không nên tự ý sử dụng các loại sản phẩm tự chế để bôi lên da vì nguy cơ nhiễm khuẩn.
>>Bạn có thể quan tâm: Có bầu xài kem body được không và câu trả lời làm bạn bất ngờ!
Vấn đề vệ sinh cá nhân liên quan trực tiếp đến việc bị ngứa khi mang thai tháng cuối. Mẹ không nên tắm nước quá nóng vì dễ gây khô da, tăng hiện tượng kích ứng. Ngoài ra, mẹ cũng nên dùng sữa tắm để cấp ẩm cho da và không nên sử dụng xà phòng và sữa tắm có độ pH cao.
. Ngoài ra, mẹ cũng nên dùng sữa tắm để cấp ẩm cho da và không nên sử dụng xà phòng và sữa tắm có độ pH cao.
Mẹ cũng lưu ý không nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH quá cao cho âm đạo vì dễ gây mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo.
>>Bạn có thể quan tâm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!
Mẹ tránh mặc quần áo bó sát mà nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát mà vì có thể khiến mẹ cảm thấy ngứa hơn. Ngoài ra, mẹ cũng tránh đến để bị tiết nhiều mồ hôi.
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể mẹ lưu thông máu tốt hơn, khiến mẹ tập trung sang một vấn đề khác hơn là sự ngứa ngáy, từ đó, giảm tình trạng ngứa thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ nhớ mặc quần áo thoáng mát, uống đủ nước, tập cường độ vừa phải trong môi trường mát mẻ, nếu thực hiện quá sức có thể làm tình trạng càng thêm khó chịu.
>>Bạn có thể quan tâm: Hình ảnh: Hướng dẫn 10 bài tập yoga cho bà bầu để mẹ con cùng khỏe
Bổ sung vào chế độ ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như các loại củ, trứng, cá, sữa… có thể cải thiện tình trạng ngứa ở mẹ. Bên cạnh đó, mẹ nên uống nhiều nước và hạn chế đồ ăn cay, dầu mỡ, thức uống có cồn.
>>Bạn có thể quan tâm: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?
Ngứa khi mang thai cũng có thể liên quan đến một vài bệnh lý khác. Vì thế, mẹ nên đi khám nếu rơi vào các trường hợp sau đây:
>>Bạn có thể quan tâm: Bị ngứa vùng kín ở nữ phải làm sao cho nhanh hết?
Đối với từng mức độ ngứa và triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa là do sinh lý hay bệnh lý. Nếu đó là nguyên nhân sinh lý, mẹ không cần điều trị vì tình trạng này thường sẽ mất sau khi sinh. Còn nếu là nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ bầu.
Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về hiện tượng bị ngứa khi mang thai tháng cuối. Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của mẹ và trang bị kiến thức đầy đủ để bảo vệ bản thân và thai nhi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Itching in pregnancy: five things you need to know
Truy cập ngày 13/10/2022
2. Itching and intrahepatic cholestasis of pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/complications/itching-and-intrahepatic-cholestasis/
Truy cập ngày 13/10/2022
3. Intrahepatic Cholestasis of Pregnancy (ICP)
Truy cập ngày 13/10/2022
4. Itching during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/itching-during-pregnancy
Truy cập ngày 13/10/2022
5. Cholestasis of pregnancy
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cholestasis-of-pregnancy/symptoms-causes/syc-20363257
Truy cập ngày 13/10/2022