Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/02/2024

Bà bầu bị tê chân khi mang: nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

Bà bầu bị tê chân khi mang: nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
Suốt thời gian mang thai, bà bầu thường gặp rất nhiều triệu chứng khó chịu, từ buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, ợ nóng, đau lưng, cho đến tê bì chân tay.

Tuy vậy, nỗi khổ của bà bầu bị tê chân thì không thể chữa trị bằng thuốc Tây như người thường. Do đó, có nhiều chị em đành phải sống chung với các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ này. Để có thể biết cách khắc phục các triệu chứng khó chịu này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu tình trạng bà bầu bị tê chân trong thai kỳ

Khi mang thai cơ thể của bà bầu thường thay đổi rất nhiều dẫn đến xuất hiện những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Do đó, bà bầu thường bị tê chân và có thể dẫn đến các biến chứng như cứng khớp và hạ huyết áp. Những triệu chứng tê nhức chân tay của bà bầu có thể xuất hiện ở tháng thứ 4 với biểu hiện nhẹ và nhanh chóng biến mất. Đa số trường hợp tê chân tay chỉ xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Những triệu chứng bà bầu bị tê chân thường xuất hiện ở vùng chân và có thể lan tới cổ chân hoặc đùi, hông và thắt lưng. Bà bầu hay tê chân khi mang thai thường gây nên tình trạng khó chịu có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Đọc ngay để giữ an toàn mẹ nhé!

Vì sao bà bầu hay bị tê cứng chân khi mang thai?

Bà bầu thường bị tê chân là do sự thay đổi của cơ thể trong thai kỳ, bao gồm:

1. Tăng cân nhanh

Quá trình tăng cân nhanh trong thai kỳ, đặc biệt là từ tam cá nguyệt thứ 2, khiến đôi chân phải chịu thêm áp lực của cơ thể. Sự dồn nén áp lực này khiến máu lưu thông tới vùng chân kém, dẫn đến bà bầu hay bị tê chân, mỏi gối.

2. Cơ thể tích nước

Khi mang thai, cơ thể bà bầu không chỉ tăng cân nhiều mà còn bị tích nước. Lượng nước trong cơ thể lớn hơn bình thường cũng khiến chân tay phù nề, tê mỏi.

3. Ít vận động

bầu bị tê chân

Thời gian mang thai, bà bầu ít vận động hơn. Điều này khiến khí huyết lưu thông kém, dẫn đến chứng tê bì chân tay.

>> Bạn có thể xem thêm: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để dễ sinh con

4. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ

Vào những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể bà bầu tiết ra chất relaxin. Đây là một loại hormone thai kỳ có tác dụng làm mềm các khớp vùng xương chậu để giúp cho việc chào đời của em bé dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc sản xuất relaxin lại khiến cho chân tay bị tê bì, đau mỏi.

5. Áp lực từ thai nhi

Từ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh. Kích thước thai lớn hơn gây chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây ra chứng tê bì chân tay cho bà bầu.

Chứng tê bì chân, tay khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt, ngủ không ngon giấc, từ đó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Để chữa chứng tê bì chân tay không khó, bạn chỉ cần dùng thuốc Tây là khỏi. Tuy nhiên, nỗi khổ của các bà bầu là không thể dùng thuốc Tây vì việc này gây tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm cách nào để điều trị bệnh mà không ảnh hưởng tới thai kỳ? Mẹ bầu có thể áp dụng các cách chữa bệnh tê chân sau đây nhé.

Bà bầu bị tê chân có nguy hiểm không?

Tình trạng bà bầu hay tê chân trong thai kỳ là điều bình thường. Do đó, bạn không nên quá lo lắng có thể ảnh hưởng đến tâm lý thai kỳ. Bởi vì, sau khi sinh triệu chứng khó chịu này sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bà bầu bị tê chân cũng có thể là do một bệnh lý nào đó tiềm ẩn trong cơ thể.

Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy mình bị tê chân kèm theo những triệu chứng như hoa mắt, co cơ, không thể nhấc nổi tay chân,… thì cần phải đi khám ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không? Do nguyên nhân nào?

Các cách chữa bệnh tê chân tại nhà an toàn cho bà bầu

1. Cách chữa bệnh tê chân bằng lá lốt

Cách chữa bệnh tê chân

Theo Đông y, lá lốt tính ấm, vị cay có công dụng giảm đau, trừ phong thấp, tê bì. Khoa học đã chứng minh thành phần ancaloit còn có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh và kháng viêm.

♦ Cách 1: Uống nước sắc lá lốt

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 1 lít nước
  • Cách dùng: Rửa sạch lá lốt rồi đem sắc với nước cho đến khi cô lại chỉ còn 0,5 lít thì bắc ra, để nguội rồi uống sau khi ăn tối xong. Uống liên tục trong 10 ngày.

Cách 2: Ngâm chân với nước lá lốt

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt, vài thìa muối hạt
  • Cách dùng: Nấu sôi lá lốt với 2 lít nước rồi thêm muối vào, tắt bếp. Chờ nước nguội còn âm ấm, bạn đổ ra chậu để ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Mỗi lần ngâm khoảng 30 phút.

2. Cách chữa bệnh tê chân bằng cây ngải cứu trắng

Cách chữa bệnh tê chân

Ngải cứu trắng chứa nhiều tinh dầu, có vị hăng nồng, tính ấm có tác dụng tán huyết, an thần, làm ấm cơ thể. Bà bầu có thể dùng ngải cứu trắng để chữa chứng tê chân theo cách sau.

  • Nguyên liệu: 1 nắm ngải cứu trắng, 1 nắm muối hạt
  • Cách dùng: Đem nấu ngải cứu trắng với 2 lít nước. Khi nước sôi thì tắt bếp, chờ nước còn âm ấm thì đổ ra chậu, khuấy thêm muối vào để ngâm chân. Hoặc dùng bã để đắp lên chân khoảng 30 phút vào buổi tối. Bạn nên thực hiện bài thuốc này liên tục trong 7 ngày.

3. Cách chữa bệnh tê chân bằng gừng

Gừng tính ấm, vị cay, có nhiều công dụng tốt trong việc điều trị bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến khí huyết như tê bì chân tay. Bà bầu có thể chữa bệnh tê chân bằng gừng theo cách sau.

  • Nguyên liệu: 3 củ gừng tươi to giã giập, 1 nắm muối hạt, 2 lít nước.
  • Cách dùng: Đem gừng nấu với nước khi nào sôi thì tắt bếp, chờ nước nguội còn âm ấm thì khuấy thêm muối vào để ngâm chân. Mỗi lần ngâm 30 phút, liên tục trong 1 tuần.

Ngoài ra, bà bầu nên dùng gừng để làm gia vị trong các món ăn hàng ngày để chống viêm, ngăn ngừa chứng ợ nóng thai kỳ, giúp lưu thông khí huyết, từ đó giảm chứng tê chân.

Chứng tê bì chân tay rất phổ biến trong thai kỳ. Bà bầu có thể dùng cách chữa bệnh tê chân MarryBaby đã chia sẻ ở trên để thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What causes leg cramps during pregnancy, and can they be prevented?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/leg-cramps-during-pregnancy/faq-20057766#

Truy cập ngày 06/02/2024

2. Leg cramps during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/leg-cramps-during-pregnancy

Truy cập ngày 06/02/2024

3. How Can I Relieve My Pregnancy Leg Cramps?

https://kidshealth.org/en/parents/leg-cramps.html

Truy cập ngày 06/02/2024

4. Leg cramps during pregnancy: how to avoid them

https://www.nct.org.uk/pregnancy/worries-and-discomforts/common-discomforts/leg-cramps-during-pregnancy-how-avoid-them

Truy cập ngày 06/02/2024

5. Leg Cramps During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/leg-cramps-during-pregnancy/

Truy cập ngày 06/02/2024

x