Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chắc hẳn các mẹ có tình trạng tăng huyết áp khi mang thai rất quan tâm tới vấn đề sức khỏe của mình. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, MarryBaby sẽ mách mẹ một số cách giảm huyết áp cao khi mang thai tự nhiên mà lại hiệu quả nhé.
Mặc dù cơ thể mẹ bầu cần một lượng natri mỗi ngày nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, cách giảm huyết áp cao khi mang thai cần được ưu tiên đó là hạn chế nêm muối vào trong thức ăn, cũng như hạn chế chấm thức ăn với mắm, nước tương. Gợi ý là mẹ có thể sử dụng những gia vị khác thay thế muối như bột tiêu chanh (lemon pepper) hoặc các loại thảo mộc để giúp món ăn không mất vị thơm ngon.
Bên cạnh đó, thực phẩm đóng hộp hoặc thức ăn nhanh cũng chứa rất nhiều muối. Trong trường hợp mẹ bầu có nhu cầu mua thực phẩm chế biến sẵn thì cần chọn sản phẩm có hàm lượng natri thấp.
Chắc hẳn bạn đã biết thuốc lá, rượu bia và ma túy đều là những tác nhân gây hại cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Bên cạnh đó, các sản phẩm có chứa caffeine như café, nước tăng lực cũng có thể khiến huyết áp mẹ tăng cao. Vì vậy hạn chế các chất này là một trong những cách hiệu quả để giảm huyết áp cao khi mang thai.
Theo nghiên cứu, các chuyên gia thấy rằng socola đen thực sự có hiệu quả và là một trong những cách giảm huyết áp cao khi mang thai một cách tự nhiên. Tuy nhiên socola đen chứa hàm lượng calo cao, các mẹ không nên ăn quá nhiều.
Nếu mẹ yêu thích ăn chuối thì nên duy trì sở thích này trong thai kỳ. Không chỉ chuối mà một số thực phẩm khác như khoai lang, cà chua, đậu tây… cũng rất giàu kali giúp hỗ trợ bạn kiểm soát tình trạng cao huyết áp. Không những vậy, kali còn là một khoáng chất quan trọng trong thai kỳ. Kali giúp duy trì cân bằng chất lỏng và điện giải, hỗ trợ truyền các xung điện thần kinh, co cơ và giải phóng năng lượng từ carbohydrate, chất béo và protein.
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?
Các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đạm từ đậu nành và các sản phẩm từ sữa ít chất béo như sữa tách béo, sữa chua, phô mai giúp làm giảm huyết áp tâm thu. Với các mẹ không sử dụng được sản phẩm từ sữa do hội chứng rối loạn dung nạp lactose, có thể sử dụng các sản phẩm từ đậu nành để thay thế. Các mẹ cũng cần lưu ý trong phô mai cũng chứa hàm lượng natri cao, nên cần tiêu thụ vừa phải.
Ngũ cốc nguyên hạt là những loại hạt chỉ bị loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ lại toàn bộ phần hạt bên trong cũng như chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ cũng là thực phẩm lý tưởng trong việc giúp mẹ bầu giảm huyết áp nên đừng bỏ qua nhé.
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp trong thai kỳ. Không những vậy, thừa cân còn làm trầm trọng thêm các tình trạng như đau lưng, chuột rút ở chân, trĩ, tiểu đường thai kỳ, đau nhức khớp… Vì vậy, mẹ không nên chủ quan với vấn đề cân nặng mà cần đảm bảo rằng việc tăng cân khi mang thai không vượt quá giới hạn an toàn.
Thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục phù hợp, hầu như các mẹ có thể đạt được cân nặng hợp lý. Có thể nói, kiểm soát cân nặng cũng được xem là một trong những cách giảm huyết áp cao khi mang thai. Trong trường hợp mẹ gặp khó khăn trong việc tăng cân hợp lý thì hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé!
Đối với những phụ nữ không tập thể dục, nguy cơ tăng huyết áp sẽ cao hơn so với người thường xuyên vận động. Vận động không chỉ giúp giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu, giảm huyết áp mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của em bé sau này.
Các mẹ nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 buổi/tuần. Nếu mới bắt đầu tập, mẹ có thể thử bài tập nhẹ nhàng như đi bộ. Đối với một số bài tập vận động mạnh, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về mức độ an toàn.
Tình trạng căng thẳng có thể khiến huyết áp của các chị em tăng, dù có mang thai hay không. Vì vậy, loại bỏ những lo lắng, căng thẳng và áp lực cũng là cách giảm huyết áp cao khi mang thai khá quan trọng. Việc này có thể đạt được bằng việc không làm việc quá sức khi mang thai, luyện tập thiền hay yoga.
Những phương pháp này không chỉ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, thư thái và bình tĩnh hơn mà còn có thêm những lợi ích như gia tăng sự gắn kết của mẹ và bé, kiểm soát tốt cơn đau chuyển dạ khi tới ngày sinh….
>>> Mẹ có thể xem thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm
Từ nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng việc nghe loại nhạc phù hợp trong khi hít thở chậm rãi ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp. Mẹ có thể nghe các bản giao hưởng nhẹ nhàng, nhạc cổ điển, nhạc Celtic, hoặc một bản nhạc chậm nhẹ nhàng mà mẹ yêu thích. Tránh nghe các thể loại như rock, pop, heavy metal vì nó có thể gây tác dụng ngược.
Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã biết cách giảm huyết áp cao khi mang thai cho bản thân. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mẹ và bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. HIGH BLOOD PRESSURE DURING PREGNANCY
https://www.marchofdimes.org/complications/high-blood-pressure-during-pregnancy.aspx
Ngày truy cập: 25/5/2022
2. Dietary fiber and blood pressure: a meta-analysis of randomized placebo-controlled trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15668359/
Ngày truy cập: 25/5/2022
3. Dark chocolate and blood pressure: a novel study from Jordan
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21696359/
Ngày truy cập: 25/5/2022
4. Effect of dietary protein supplementation on blood pressure: a randomized, controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21768541/
Ngày truy cập: 25/5/2022
5. Psychological predictors of the antihypertensive effects of music-guided slow breathing
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20160655/
Ngày truy cập: 25/5/2022
6. Work Hours and Self-Reported Hypertension Among Working People in California
https://www.ahajournals.org/doi/full/10.1161/01.HYP.0000238327.41911.52?cookieSet=1
Ngày truy cập: 25/5/2022