Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu thường không cảm nhận được thay đổi nào lớn so với những tuần thai liền kề trước đó. Riêng có chỉ số nước ối tuần 39 cần theo dõi cẩn thận để biết được đã đến thời điểm chuyển dạ hay chưa.
Chỉ số nước ối được ký hiệu là AFI. Để đo chỉ số này, bác sĩ sẽ thực hiện theo thủ thuật: Lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang. Ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại sẽ ra chỉ số ối AFI.
Trong suốt thai kỳ, lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai. Ở 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần. Thời điểm 32-36 tuần, lượng nước ối tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn, đến tuần 39-42 giảm xuống còn khoảng 540-600ml. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ. Do đó, bác sĩ cần nắm chỉ số nước ối để theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi.
Sau mỗi lần siêu âm thai bác sĩ sẽ thông tin cho mẹ các chỉ số cần thiết. Mẹ cũng có thể tự đọc chỉ số nước ối theo cách dưới đây:
Mang thai tuần 39, gần sát với ngày dự sinh, chắc hẳn mẹ đang hồi hộp chờ đến khoảnh khắc được gặp mặt bé yêu. Khó mà nói được chắc chắn bây giờ bé đã lớn chừng nào, nhưng một trẻ sơ sinh thường có cân nặng trung bình khoảng 3,2kg và dài khoảng 50cm. Lúc này tóc của bé đã dài ra khoảng 3cm.
Xương sọ của bé chưa khít lại, chúng có thể chồng lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ngả âm đạo của mẹ. Lúc này mẹ cũng thấy bé ít đạp hơn do không gian trong tử cung giảm bớt khoảng trống.
Cũng vào tuần thai 39, lớp da bên ngoài của bé bong tróc ra và được thay thế bằng lớp da mới hình thành bên dưới lớp da cũ. Lớp mỡ dưới da của bé vẫn tiếp tục được tổng hợp để chuẩn bị cho sự thay đổi của môi trường khi chào đời.
Hiện tượng thóp trẻ sơ sinh có thể thu hẹp chính là lý do vì sao phần đỉnh đầu của bé khi mới sinh ra trông hơi giống hình chóp. Mẹ yên nhé, tình trạng này là bình thường và chỉ tạm thời thôi.
Thông thường vào tuần thai 39 thai nhi đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Nếu mẹ có lượng nước ối bình thường thì có thể sinh nở tự nhiên mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp hiện đại nào.
Ngược lại, nếu trong quá trình theo dõi, xuất hiện dấu hiệu bất thường như nước ối có phân su, thai nhi dễ bị nhiễm độc nước ối, không tốt cho phổi và hệ hô hấp của bé thì thai phụ cũng phải được mổ gấp.
Trường hợp mẹ bầu bị ít nước ối, nước ối quá cạn cũng bắt buộc phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé bởi khi chuyển dạ, nếu nước ối cạn nhanh, thai dễ bị ngạt khi tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai, thai có thể bị suy thai và tử vong.
Tóm lại, nếu chỉ số nước ối tuần 39 dưới 200ml tức là chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm khi thai từ 37 tuần trở lên thì mẹ cần phải sinh mổ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.