Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tiền sản giật được cho là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, cả mẹ và bé đều có thể gặp nguy ngay lập tức. Hãy cùng tìm hiểu tiền sản giật là gì, nguyên nhân và biểu hiện tiền sản giật để tìm cách phòng ngừa biến chứng này.
Tiền sản giật thường xảy ra trong thời kỳ mang thai (khoảng 20 tuần tuổi). Nguyên nhân được nghĩ đến là do thất bại sự xâm nhập của các nguyên bào nuôi vào động mạch tử cung khiến cho lòng động mạch tử cung hẹp lại, lượng máu tới cung cấp cho thai giảm.
Chứng tiền sản giật có biểu hiện giống với phù nề trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, tiền sản giật thường đi kèm với các triệu chứng tăng huyết áp và protein trong nước tiểu. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để kịp thời đưa ra những phương án điều trị.
Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Đối với thai nhi có thể gây thai chậm tăng trưởng trong tử cung, dẫn tới suy thai, sinh non. Bé sinh ra chậm phát triển hơn so với những bé khác. Đối với thai phụ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.
Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được xác định rõ. Bệnh này dễ gặp ở người mang thai con so khi còn quá trẻ hoặc quá lớn tuổi (dưới 20 hoặc trên 40 tuổi), những người mang đa thai.
Ngoài ra, thai phụ cũng dễ bị tiền sản giật nếu gặp các trường hợp dưới đây:
Một nguyên nhân khác cũng có thể là do các tác nhân chế độ dinh dưỡng khi mang thai kém hoặc phải làm các việc nặng nhọc.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh
Khi khám thai định kỳ vào tuần 20 của thai kỳ, nếu các chỉ số huyết áp đo được đột ngột tăng cao thì rất có thể đây là biểu hiện của tiền sản giật. Cụ thể:
Ngoài ra còn có các dấu hiệu của tiền sản giật nặng đi kèm cơn co giật. Cơn co giật được mô tả bắt đầu rung rung ở mặt, một vài giây sau đó co cứng toàn thân do co cơ toàn thân, giai đoạn này kéo dài trong 15 – 20 giây, bất ngờ hàm mở ra và khép lại rất mạnh và ngay sau đó mí mắt cũng vậy.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kịp thời
Phải nhập viện, theo dõi huyết áp và được điều trị tích cực. Theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.
2. Biến chứng tiền sản giật cho thai nhi:
Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP (gây tan huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu), có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tất tần tật những biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết để cảnh giác
Chính vì tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ nên mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ. Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiền sản giật để chủ động phòng ngừa, điều trị. Trong 3 tháng cuối, khi có những biểu hiện bất thường liên quan đến tiền sản giật như phù chân, bạn nên khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1.Preeclampsia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745
Ngày truy cập: 13/07/2022
2. Preeclampsia
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia#prevention
Ngày truy cập: 13/07/202
3. Prevention of Preeclampsia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3534321/
Ngày truy cập: 13/07/2022
4. Preeclampsia
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/preeclampsia/
Ngày truy cập: 13/07/2022
5. Should You Take an Epsom Salt Bath?
https://health.clevelandclinic.org/7-things-you-probably-didnt-know-about-epsom-salt/
Ngày truy cập: 13/07/2022