Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sau hành trình 9 tháng 10 ngày, cuối cùng cũng tới ngày thiêng liêng mà các mẹ ngóng đợi. Tuy nhiên chuyển dạ kéo dài lại là vật cản lớn đối với các mẹ bầu trước khi gặp được con.
Chuyển dạ là quá trình diễn tiến theo thời gian dưới tác động của cơn co tử cung, khiến cổ tử cung bắt đầu giãn nở và vị trí em bé được đưa đến vị trị thuận lợi để chuẩn bị được sinh ra, kết quả cuối cùng là thai nhi và nhau được tống xuất ra ngoài khỏi tử cung người mẹ.
Một quá trình chuyển dạ bình thường trải qua 3 giai đoạn:
Ở giai đoạn này, dưới tác động của các cơn gò tử cung tăng dần về cường độ và số lượng, cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn nở. Cơn gò tử cung xuất hiện tự nhiên không theo ý muốn của các sản phụ. Cơn gò gây đau, điều mà khiến nhiều mẹ bầu khó chịu nhất trong quá trình mang thai và sinh nở. Đây là giai đoạn lâu nhất trong 3 giai đoạn, diễn ra nhiều giờ đồng hồ tùy vào mỗi người. Cho tới khi cổ tử cung mở trọn (khoảng 10cm), số lượng và cường độ các cơn gò tử cung đạt đủ điều kiện, sẽ chuyển tới giai đoạn tiếp theo sổ thai.
Ở giai đoạn này, em bé từ trong tử cung người mẹ, sẽ đi qua khung chậu và cuối cùng là đẩy ra ngoài. Giai đoạn này diễn ra nhanh hơn giai đoạn đầu. Có sự khác biệt về thời gian sinh giữa sinh con so (sinh con lần đầu) và con rạ (sinh con thứ). Có thể mất từ 30 phút tới 2 tiếng nếu sản phụ sinh con so. Nhưng với con rạ, quá trình này diễn ra nhanh hơn 15 phút đến 1 tiêng đồng hồ.
Sau khi thai nhi được đưa ra ngoài, tử cung người mẹ tiếp tục co bóp để tống xuất nhau thai còn xót lại trong tử cung và ngoài. Giai đoạn này lại được chia làm 3 giai đoạn nhỏ: Bong nhau, sổ nhau và cuối cùng là cầm máu. Thời gian của giai đoạn này vào khoảng 6 – 30 phút tùy sản phụ. Kết thúc giai đoạn này là mẹ bầu đã vượt cạn thành công.
>>> Bạn có thể tham khảo: Hỏi-đáp: Dấu hiệu sắp sinh cần đến bệnh viện cùng Ths-Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Chuyển dạ kéo dài là khi quá trình chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ hoặc giai đoạn hoạt động kéo dài trên 12 giờ, vì giai đoạn tiềm thời khó phân định và không rõ ràng nên thường dựa trên giai đoạn hoạt động. Quá trình này sẽ được bác sĩ sản khoa theo dõi trên một biểu đồ gọi là sản đồ. Nếu có dấu hiệu chuyển dạ kéo dài trên sản đồ, cần can thiệp một số biện pháp để quá trình sinh dễ ra thuận lợi.
Nguyên nhân của quá trình chuyển dạ kéo dài:
Quá trình chuyển dạ kéo dài gây nên những biến chứng cho cả mẹ và bé.
>>> Bạn có thể tham khảo: Cách trị mề đay sau sinh tại nhà và cách phòng tránh hiệu quả mẹ cần biết!
Tùy vào tình trạng của mỗi mẹ bầu mà bác sĩ sẽ có cách tiếp cận khác nhau:
Thuốc tăng cơn gò (Oxytocin) được dùng trong các trường hợp cơn gò của mẹ bầu không đảm bảo về cường độ và số lượng để đẩy thai nhi ra ngoài. Đây là loại hormone được tổng hợp nhân tạo để gây chuyển dạ, tăng cường và điều chỉnh các cơn co tử cung.
Tia ối, phá ối là một thủ thuật mà bác sĩ làm vỡ màng ối của sản phụ bằng tay hoặc bằng dụng cụ. Trong một số trường hợp, phá ối giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đưa ra quyết định hợp lý nhất cho mẹ bầu.
Trong trường hợp thai nhi đã vào đường dẫn sinh, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc tới các thủ thuật giúp sinh như forceps hay đặt giác hút để hỗ trợ.
Mổ lấy thai là phương pháp được cân nhắc sau khi các biện pháp như tăng cơn gò, phá ối không hiệu quả. Lúc này, sinh thường qua ngả âm đạo không còn là một giải pháp an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, phương pháp cũng có những mặt bất lợi, bác sĩ sẽ là người cân nhắc thật kĩ càng để đưa ra quyết định cho các mẹ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!
Chuyển dạ kéo dài có thể phần nào phòng tránh và dự báo trước được nếu các mẹ tuân thủ các điều kiện dưới đây:
Qua đây, hi vọng mẹ đã hiểu rõ hơn về chuyển dạ kéo dài cũng như cách phòng tránh. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Stages of labour
Ngày truy cập: 25/5/2022
2. Prolonged Labor: Failure To Progress
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/prolonged-labor/
Ngày truy cập: 25/5/2022
3. Slow progress in labour
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/slow-progress-in-labour
Ngày truy cập: 25/5/2022
4. Abnormal Labor
https://emedicine.medscape.com/article/273053-overview
Ngày truy cập: 25/5/2022
5. Prevention of prolonged labour
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/5771578/
Ngày truy cập: 25/5/2022