Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bụng của mẹ bầu trở nên lớn hơn bao giờ hết. Đó cũng là lúc sự căng cơ và căng dây chằng đạt đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn và nặng của mẹ bầu. Vì vậy, đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối là một triệu chứng phổ biến hầu hết mẹ bầu đều trải qua.
Chắc chắn, việc đón con yêu chào đời sẽ gây ra nhiều lo lắng, căng thẳng cho mẹ bầu. Nên bất kỳ cơn đau nào xảy ra cũng sẽ khiến mẹ bầu bất an. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về cơn đau bụng dưới, nguyên nhân và những lưu ý giúp mẹ bầu giải tỏa sự lo lắng của mình.
Đa số, các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là một triệu chứng sinh lý bình thường. Cơn đau này có thể do mẹ bầu quá lo lắng hay căng thẳng; hoặc do thai nhi đã lớn chèn vào vùng xương chậu thường xuyên gây tức hoặc đau bụng. Đây là những trường hợp không phải lo lắng.
Nếu trạng thái này giảm đi, biến mất chỉ sau vài phút; và không lặp lại thường xuyên; mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, cơn đau dữ dội; dai dẳng, liên tục có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Mẹ bầu đọc tiếp những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối để hiểu thêm về tình trạng; và đi tìm bác sĩ để được can thiệp, điều trị sớm nhé.
>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết
Đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối cũng có rất nhiều nguyên do sinh lý cũng thể là dấu hiệu của những bất thường thai kỳ cần khám và theo dõi, chẳng hạn như:
Mẹ bầu tháng cuối thường thấy sự xuất hiện cơn gò Braxton Hicks; cơn đau đẻ này thường sẽ biến mất sau một giờ đồng hồ. Khi mẹ bầu vận động hay hoạt động quá mạnh; cơn gò Braxton Hicks có thể bị kích thích.
Nhưng mẹ bầu lưu ý thêm nếu đau bụng dưới xảy ra thường xuyên; liên tục kèm theo rò nước ối; bong nút nhầy và đau nhức tại lưng; mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín gần nhất để được theo dõi; vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ, sắp sinh.
Cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối không thuyên giảm; mặc dù mẹ bầu đã tìm các tư thế, các cách để giảm đau. Đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Sinh non có nghĩa là sinh trước tuần 37 của thai kỳ.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non bao gồm:
Bất kỳ mẹ bầu nào khi gặp bất kỳ triệu chứng chuyển dạ quá sớm nên gọi ngay cho bác sĩ.
>>>> Mẹ có lo lắng khi Thai ít đạp không? Tìm hiểu ngay để giải quyết vấn đề mẹ bầu nhé!
Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ chuyển dạ; và trước khi em bé sinh ra. Lúc này, mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng đau bụng dữ dội, liên tục, bụng gò cứng liên tục và không giảm, có thể kèm hoặc không chảy máu vùng kín, đau lưng, co thắt mạnh. Nhau bong non là trường hợp rất khẩn cấp, cần cấp cứu kịp thời vì có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi và của cả người mẹ. Khi nhận thấy dấu hiệu, mẹ cần đến bệnh viện ngay.
Đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu; đặc biệt là viêm bàng quang. Những dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý đó là: đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu; tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi lạ.
Trường hợp bị nhiễm trùng nặng, mẹ bầu còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng; đi tiểu ra mủ hoặc ra máu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sinh non vì vậy cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
>>>> Nhiều mẹ bầu cũng lo lắng về đau xương sườn bên trái khi mang thai, tìm hiểu ngay!
Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ về cơn đau bụng dưới, nhưng nếu cơn đau đi kèm với bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức:
Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy đau bụng dưới mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Hầu hết các nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới sẽ chỉ gây ra các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thời gian đau kéo dài hoặc đau dữ dội là dấu hiệu để mẹ bầu cần sự can thiệp, chăm sóc y tế.
>>>> Mẹ bầu lưu ý thêm về cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai để bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé!
Dù đã có kinh nghiệm làm mẹ hay mới lần đầu mang thai thì khi bị đau bụng dưới những tuần cuối thai kỳ mẹ nên chú ý:
Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối thai kỳ vẫn nên chú ý và cẩn trọng. Sức khỏe của mẹ mà điều đáng lưu tâm hơn tất cả. Hãy nghỉ ngơi và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho kỳ vượt cạn sắp tới mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Global and regional estimates of preeclampsia and eclampsia: a systematic review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23746796/
Ngày truy cập: 30/12/2021
Ectopic Pregnancy
Ngày truy cập: 30/12/2021
Pregnancy Complications
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html
Ngày truy cập: 30/12/2021
Lưu ý khi bị đau bụng dưới trong tháng cuối thai kỳ
Ngày truy cập: 30/12/2021
3rd trimester pregnancy: What to expect
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046767
Ngày truy cập: 30/12/2021