Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/02/2023

Dấu hiệu sinh non: Nguyên nhân và cách chăm sóc bé sinh non

Dấu hiệu sinh non: Nguyên nhân và cách chăm sóc bé sinh non
Càng nhận biết sớm dấu hiệu sinh non mẹ càng có thêm cơ hội ngăn ngừa tình trạng này, giúp thai nhi có thêm cơ hội được trong bụng mẹ đủ ngày tháng.

Sinh non là điều không một phụ nữ mang thai nào mong muốn. Tuy nhiên, điều không may này vẫn xảy đến với một số ít mẹ bầu. Nhận diện sớm dấu hiệu sinh non sẽ giúp mẹ tăng khả năng giữ con bên mình.

Trẻ sinh non là như thế nào?

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra quá sớm khoảng ba tuần trước ngày dự sinh. Thời gian mang thai bình thường là khoảng 40 tuần. Sinh non sẽ xảy ra ở tuần thứ 37 hoặc sớm hơn. Việc sinh non hoặc sinh sớm này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe cho mẹ và bé.

Các trường hợp sinh non gồm:

  • Sinh non muộn: Từ 34 đến 36 tuần của thai kỳ.
  • Sinh non vừa phải: Từ 32 đến 34 tuần của thai kỳ.
  • Rất non tháng: Sinh trước 32 tuần của thai kỳ.
  • Cực kỳ non tháng: Sinh trước 25 tuần của thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Mẹ bầu cần phải biết!

Các nguyên nhân dẫn đến sinh non

Sinh non có thể xảy ra đột ngột mà không rõ nguyên nhân. Đôi khi cũng có thể do bác sĩ phải kích thích (bắt đầu) chuyển dạ sớm vì lý do y tế. Nhưng hầu hết sinh non do các vấn đề sau:

  • Lạm dụng ma túy hoặc rượu.
  • Có vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Tiền sản giật (huyết áp cao khi mang thai).
  • Đa thai, chẳng hạn như sinh đôi hoặc sinh ba.
  • Chảy máu âm đạo hoặc nhiễm trùng khi mang thai.
  • Thời gian giữa các lần mang thai quá ít (dưới 18 tháng).
  • Tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng.

10 Dấu hiệu sinh non mẹ nên biết

dấu hiệu sinh non
Đau lưng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của sinh non

Nếu bạn có triệu chứng nào dưới đây trước tuần 37 thai thì đó có thể là dấu hiệu sinh non cần đến bệnh viện ngay:

  • Chảy máu âm đạo: Dù ít hoặc nhiều thì mẹ cũng cần đi kiểm tra sớm.
  • Tiết nhiều dịch âm đạo: Chất nhầy trong âm đạo tiết ra nhiều hơn trong ngày hoặc có thể lẫn thêm máu.
  • Cơn gò tử cung: Xuất hiện những cơn gò tử cung, khoảng 10 phút lặp lại một lần hoặc thường xuyên hơn.
  • Đau bụng dưới: Đau quặn ở bụng dưới, đau như khi hành kinh hay rối loạn tiêu hoá, đầy hơi… rất khó chịu.
  • Triệu chứng như khi cảm cúm: Liên tục buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thì mẹ phải lập tức hỏi ý kiến bác sĩ ngay cả khi mới bị nhẹ. Nếu tình trạng bất ổn này kéo dài hơn 8 giờ, bạn phải gặp bác sĩ để được khám kỹ hơn.
  • Tăng áp lực lên khung xương chậu: Mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đang tụt dần về phía ống sinh, đè nặng lên vùng xương chậu.
  • Đau lưng: Thường là phần thắt lưng hoặc phần lưng dưới. Có thể đau liên tục hoặc từng cơn nhưng không đỡ mặc dù bạn đã thay đổi tư thế hay cố gắng xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách khác nhau.
  • Đau đầu, buồn nôn: Trong tuần từ 20-37 nếu các mẹ có cảm giác đau đầu choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy sẽ là dấu hiệu xấu cho thấy thai nhi đang ở tình trạng bất thường có khả năng sinh non.
  • Vỡ ối: Một số bà bầu thường bị nhầm lẫn giữa rỉ nước ối và bị tiểu són nhưng có người vỡ ối thực sự – nước tuôn ào ào. Khi vỡ ối, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để xử lý tránh nguy hiểm cho bé.
  • Xuất hiện cơn co thắt tử cung: Cơn co thắt định kỳ hoặc thường xuyên khiến bụng bạn căng lên như nắm tay. Các cơn co thắt có thể đau hoặc không.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu dọa sinh non: Mẹ bầu cần cẩn trọng nếu không muốn nguy hiểm cho con!

Chuẩn đoán sinh non như thế nào?

Thông thường, trong lịch hẹn khám thai trước tuần 37, bác sĩ có thể giúp bạn chuẩn đó nguy cơ sinh non hay không. Nếu mẹ đang có những dấu hiệu sinh non ở trên, những xét nghiệm và thủ tục dưới đây có thể sẽ được tiến hành để kiểm tra :

  • Khám phụ khoa để đánh giá độ cứng và độ mềm của tử cung, kích thước và vị trí của em bé, khung xương chậu rộng mở thế nào…
  • Siêu âm thai đo chiều dài tử cung, kích thước, trọng lượng và vị trí của em bé
  • Kiểm tra tử cung đo thời gian và khoảng cách giữa các cơn co thắt.
  • Xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng qua mẫu dịch tiết âm đạo.
  • Chọc nước ối nhằm xác định sự trưởng thành của phổi em bé và nguy cơ nhiễm trùng trong nước ối.

Nhận diện càng sớm các dấu hiệu sinh non càng giúp bé yêu có cơ hội được nuôi dưỡng thêm thời gian trong bụng mẹ. Đồng thời hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong và sau khi sinh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x