Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 27/12/2022

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng có nguy hiểm?

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng có nguy hiểm?
Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng có những dấu hiệu nguy hiểm nào mẹ cần biết để kịp thời điều trị, xem ngay dưới đây nhé

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng là hiện tượng cần lưu ý. Trong ba tháng cuối mẹ bầu thường đau bụng, nhưng có dấu hiệu nhói thì hãy cẩn thận. Tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân.

A. Mang thai tháng 7 và những điều mẹ cần biết

1. Mang thai tháng thứ 7 có những biểu hiện gì?

Tử cung của của mẹ bầu tiếp tục mở rộng khi mang thai được 7 tháng. Đau lưng là triệu chứng phổ biến. Các triệu chứng mang thai từ những tháng trước vẫn tiếp tục.

2. Thai nhi tháng thứ 7 phát triển như thế nào?

Em bé đang bắt đầu phát triển lớp mỡ dưới da. Đến tháng thứ bảy, em bé của mẹ sẽ nặng khoảng 2-3 pound (900-1350gm) và có chiều dài 15in (38cm). Bé hiện có thể nhìn, nghe não và hệ thần kinh đang phát triển nhanh chóng. (1).

>>>Mẹ hãy xem chi tiết hơn: Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì mẹ biết chưa?

3. Mang thai tháng thứ 7 mẹ cảm thấy như thế nào?

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 là do sự phát triển nhanh về kích thước và cân nặng của thai nhi. Nó gây áp lực và chèn ép lên dây chằng và các cơ quan khác dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới. Mẹ sẽ bị đau lưng nhiều do cân nặng tăng nhanh.

Bàn chân hoặc bàn tay của mẹ bầu có thể bắt đầu bị chuột rút.

Mẹ bầu có thể cảm nhận được nhiều cử động của em bé hơn.

Các khớp của mẹ bắt đầu mềm, lỏng hơn để dễ dàng đón bé chào đời.

Nhiều mẹ bầu sẽ trải qua các cơn co thắt Braxton Hicks (các cơn chuyển dạ giả) bắt đầu từ tháng thứ bảy.

đau bụng dưới khi mang thai 4

B. Tại sao mẹ bầu 7 tháng đau nhói bụng dưới khi mang thai?

Ngoài nguyên nhân sinh lý là do sự phát triển của thai nhi chèn ép, mẹ bầu lưu ý các nguyên nhân sau do bệnh lý để điều trị kịp thời

1. Táo bón khi mang thai có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau nhói bụng dưới ở tháng thứ 7

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai. Trong ba tháng đầu, do sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra táo bón. Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh gây chèn ép vào tử cung, gây áp lực lên vùng chậu nên khiến sản phụ khó đi tiêu. Cùng với đó là việc tăng cân nhanh, thiếu luyện tập thể dục thể thao là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón cuối thai kỳ. Táo bón khi mang thai có thể gây đau nhói bụng dưới cho bà bầu.

2. Trào ngược dạ dày – thực quản

Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% đến 45% phụ nữ khi mang thai.

Sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực bụng có thể làm cho tình trạng trào ngược acid này trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau ở vùng bụng trên có thể là do trào ngược axit nếu cơn đau kéo dài lên ngực và sau xương ức với cảm giác nóng rát.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ xem ngay để biết câu trả lời

3. Có bất thường ở gan gây đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng

Đau ở phần trên bên phải của bụng, dưới hoặc gần xương sườn, có thể là triệu chứng của các vấn đề với gan hoặc túi mật.

Nếu có buồn nôn hoặc nôn hoặc có cơn đau quặn, vàng da, ngứa thì đó có thể là dấu hiệu gan bất thường.

Một số vấn đề về gan gây cơn đau bụng cho thai phụ

4. Vấn đề về túi mật gây đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng

Thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ có thể gây ra một tình trạng gọi là chứng ứ mật thai kỳ (tên tiếng Anh là cholestasis of pregnancy). Đối với hầu hết phụ nữ, triệu chứng đầu tiên là ngứa, nôn hoặc vàng mắt hoặc da.

Bác sĩ phải theo dõi cẩn thận sức khỏe gan đối với sản phụ có mắc chứng ứ mật thai kỳ. Trong một số trường hợp, sản phụ cần sinh em bé sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy gan và phòng tránh thương tích cho thai nhi đang phát triển.

5. Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng do viêm tụy

Viêm tụy là viêm ở tuyến tụy do nhiễm trùng, chấn thương và các vấn đề với các cơ quan khác bao gồm gan và túi mật, có thể gây viêm tụy.

Viêm tụy có thể gây đau bụng trên, kiệt sức, buồn nôn hoặc thay đổi màu sắc của phân.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm tụy, sản phụ có thể cần phải nhập viện. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn dùng kháng sinh hoặc truyền dịch.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, dấu hiệu mẹ không nên chủ quan

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau nhói bụng dưới khi bà bầu mang thai 7 tháng

Những dấu hiệu của triệu chứng này có thể là đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu mùi lạ… Nếu bệnh nặng, mẹ bầu còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng, đi tiểu ra mủ hoặc ra máu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sinh non vì vậy cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

C. Các dấu hiệu đau nhói bụng dưới bất thường khi mang thai 7 tháng

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, mẹ cần để ý các dấu hiệu kèm theo đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng

1. Đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai 7 tháng: dấu hiệu sinh non

Nếu mang thai tháng thứ 7 đau bụng từng cơn ở vị trí tử cung, nhất là khi kèm theo ra huyết âm đạo có thể là dấu hiệu của dọa sinh non. Các mẹ cần đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu này để xem có phải đau bụng có liên quan đến thai nghén hay bị đau bụng của doạ sinh non để có cách phòng tránh kịp thời.

2. Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng: dấu hiệu sảy thai

Mang thai tháng thứ 7 các mẹ vẫn có nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu nếu như có dấu hiệu đau bụng, đau lưng, âm đạo ra nhiều máu… Tiếp theo đó là máu ở âm đạo ra ngày càng nhiều, hoặc trong tử cung có máu hoặc máu cục, gây đau bụng dữ dội. Nếu các mẹ thấy âm đạo ra một chất dịch màu hồng, bà bầu nên chú ý cẩn thận, tích cực giữ thai, nghỉ ngơi nhiều, hoặc có thể đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn.

3. Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng: Tiền sản giật

Là một biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với các mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Tiền sản giật gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

D. Làm gì khi bà bầu mang thai tháng thứ 7 bị đau bụng dưới

Mẹ cần bổ sung canxi và các vitamin cần thiết khác trong trường hợp đau bụng

1. Khi nào cần gọi bác sĩ do đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ?

Đến phòng cấp cứu hoặc gọi ngay cho chuyên gia y tế nếu:

  • Đau bụng dữ dội, đặc biệt nếu đau ở bên trái hoặc đau không thể chịu được.
  • Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo
  • Các cơn co thắt xảy ra đều đặn.
  • Các triệu chứng của huyết áp cao, chẳng hạn như chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc mệt mỏi nhiều. Sốt cao bất thường
  • Ngứa, vàng da hoặc vàng mắt, nôn.

Đau bụng trong 3 tháng cuối thai kỳ không nên chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu của sinh non. Nếu không được xử lý giữ thai kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Ngay khi có những dấu hiệu đau bất thường dù chỉ thoáng qua thì vẫn nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

đau bụng dưới khi mang thai 3

2. Mẹ cần tránh gì để không đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7?

  • Không bưng bê vật nặng vì nó có thể gây áp lực lên bụng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh mở nhạc lớn và tiếp xúc với tiếng ồn quá mức. Hiện tại thính giác của bé đã được hình thành đầy đủ và bất kỳ âm thanh nào lớn cũng có thể khiến bé giật mình.
  • Ở giai đoạn này, mẹ bầu rất khó để cúi xuống vì bụng đã khá to. Hãy duy trì tư thế thoải mái nhất, đừng cố quá sức.
  • Mẹ nên kiêng “yêu” nếu như mẹ bầu thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất dịch màu hồng ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối.
  • Tránh xoa bụng kích thích tử cung gò, dễ gây sảy thai. Mẹ có thể đặt tay lên bụng và ve vuốt bé một chút, nhưng đừng xoa bụng thường xuyên.
  • Nặn sữa, xoa ngực cũng kích thích cơn gò tử cung, khiến em bé khó chịu dễ sinh non.
  • Phụ nữ mang thai sức khỏe tốt vẫn có thể đi làm bình thường. Tránh tiếp xúc với máy tính quá lâu.
  • Ngồi hoặc đứng quá nhiều. Mẹ vẫn có thể tập thể dục hay leo cầu thang nếu không cảm thấy quá sức.

3. Tránh ăn gì khi mang thai tháng thứ 7 để không bị đau nhói bụng dưới

đau bụng dưới khi mang thai 1

  • Tránh ăn những món nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, nước xốt, tương cà, khoai tây chiên và dưa chua. Điều này sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tích nước và sưng.
  • Tránh các thức ăn cay, có tính axit và có nhiều chất béo. Thực phẩm không lành mạnh gây khó tiêu và ợ nóng ở mẹ bầu.
  • Lên 1 chế độ ăn lành mạnh để có đủ dinh dưỡng và sức khỏe đến ngày bé ra đời.

Qua đây, hi vọng mẹ đã biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa cũng như xử lý khi bị đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng, chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What happens in the seventh month of pregnancy?
https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-seventh-month-pregnancy
Truy cập ngày 21/6/2022

2. Risks of Complication at Every Stage of Pregnancy
https://www.birthinjuryhelpcenter.org/complication-pregnant.html
Truy cập ngày 21/6/2022

3. Preterm labor
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preterm-labor/symptoms-causes/syc-20376842
Truy cập ngày 21/6/2022

4. SIGNS AND SYMPTOMS OF PRETERM LABOR
https://www.marchofdimes.org/complications/signs-and-symptoms-of-preterm-labor.aspx
Truy cập ngày 21/6/2022

5. Signs of miscarriage
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/signs-of-miscarriage
Truy cập ngày 21/6/2022

6. Preeclampsia
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia
Truy cập ngày 21/6/2022

x