Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 17/06/2022

Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ cho cả mẹ và bé. Vậy tình trạng này là gì và điều trị tiểu đường thai kỳ có khó khăn không? Mời các mẹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trước khi muốn biết cách điều trị tiểu đường thai kỳ, chúng ta cần phải biết tiểu đường thai kỳ là gì?

1/ Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes Melitus) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai khoảng từ tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể. Do cơ chế giảm sản xuất và đề kháng insulin (một hormone điều hòa đường huyết) khi mang thai.

2/ Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Các biểu hiện tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Uống nước nhiều, luôn khát nước và đi tiểu nhiều lần
  • Vùng kín bị nấm men, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu…
  • Các vết trầy xước thường xuất hiện trên cơ thể, và vết thương lâu lành hơn bình thường
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Nước tiểu thấy có kiến bâu vào

3/ Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Một trong những bước để điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả là phải chẩn đoán chính xác tình trạng này.

Xét nghiệm nhằm tầm soát tiểu đường thai kỳ được thực hiện khi thai nhi được 24-28 tuần. Khi thực hiện xét nghiệm này, các mẹ nên để bụng đói (trong vòng 8 tiếng kể từ bữa tối của ngày trước đó) và uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g. Sau đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.

điều trị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

4/ Điều trị tiểu đường thai kỳ

Đường huyết của mẹ quá cao sẽ gây ra những biến chứng cho cả mẹ và con. Vì vậy, mục tiêu của điều trị tiểu đường thai kỳ là ổn định mức đường trong máu của mẹ. Điều này giúp tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay điều trị tiểu đường thai kỳ dựa trên 2 phương thức:

  • Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa (điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống và tập luyện thể dục).
  • Thuốc kiểm soát đường huyết.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, chi phí rẻ – an toàn cho mẹ và bé

a/ Liệu pháp dinh dưỡng nội khoa

Đây là phương thức điều trị tiểu đường thai kỳ được ưu tiên. Mỗi mẹ bầu sẽ có một chế độ dinh dưỡng riêng dành cho từng cá nhân cụ thể. Các mẹ nên thăm khám để bác sĩ tư vấn và đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình. Về cơ bản phương thức này bao gồm các yếu tố:

Tính toán tổng năng lượng (calories) nhập vào hằng ngày

Các mẹ cần biết thể trạng của mình là thừa cân, thiếu cân hay bình thường để tính toán lượng calories chính xác cần cung cấp mỗi ngày. Thể trạng có thể biểu hiện qua chỉ số khối cơ thể (BMI).

  • Thiếu cân: BMI của bạn ít hơn 18,5
  • Bình thường: BMI từ 18,5 – 22,9
  • Thừa cân: BMI của bạn bằng hoặc hơn 23 (23 với người châu Á, 25 với người châu Âu).

BMI được tính bằng: Cân nặng / (Chiều cao x Chiều cao)

Ví dụ: Bạn cao 1,58 (m) và nặng 48 (kg) thì BMI của bạn sẽ là: BMI = 48 / (1,58 x 1,58) = 15,35. BMI trung bình nằm trong khoảng từ 18,5 < BMI < 22,9, tức là mẹ đang thiếu cân.

Tổng năng lượng cung cấp được khuyến cáo là 1800-2500 kcal/ngày, tùy thuộc vào cân nặng trước có thai.

  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ thiếu cân trước khi có thai thì cung cấp 30 kcal/kg/ngày.
  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ có cân nặng bình thường trước khi có thai thì cung cấp 24 kcal/kg/ngày.
  • Đối với những thai phụ tiểu đường thai kỳ thừa cân trước khi có thai thì cần cung cấp 12-15 kcal/kg/ngày.

Các mẹ có thể tham khảo cách tính calories trong từng thức ăn qua bài viết: Bà bầu cần bao nhiêu calo mỗi ngày, bạn cập nhật ngay nhé!

Tuy nhiên, bất kể chế độ dinh dưỡng để điều trị tiểu đường thai kỳ thế nào thì vẫn cần cung cấp tối thiểu 175 gr carbohydrate, 71 gr protein, 28 gr chất xơ mỗi ngày và không nên cung cấp dưới mức 1200 kcal/ngày.

Phân bổ các bữa ăn hợp lý

điều trị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nên phân bổ thức ăn thành 5-7 bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính với nhiều thức ăn.

Trong số đó có 3 bữa ăn chính và 2-4 bữa ăn nhẹ, cách nhau mỗi 2-3 giờ. Việc điều chỉnh chế độ ăn cần dựa vào kết quả theo dõi đường huyết, sự ngon miệng và diễn biến cân nặng của thai phụ.

Phân bổ các đại chất

3 nguồn thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể là: Đường (carbonhydrate), đạm (protein), mỡ (lipid). Để điều trị tiểu đường thai kỳ, không phải là hoàn toàn không ăn các thực phẩm cung cấp đường. Ngược lại, cần phân bổ tỉ lệ các chất lần lượt là 33-40% năng lượng từ đường, 40% từ chất béo và 20% từ chất đạm.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

Chế độ tập thể dục

Ngoài chế độ ăn, tập thể dục cũng đóng vai trò vào điều trị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên:

  • Vận động khoảng 30 phút/ngày
  • Đi bộ nhanh hoặc tập thể dục vùng cánh tay khi ngồi ghế trong 10 phút sau mỗi bữa ăn
  • Những mẹ bầu có thói quen tập thể dục tích cực trước khi mang thai được khuyến khích duy trì chế độ vận động giống như trước khi mang thai trong thai kỳ.

b/ Thuốc kiểm soát đường huyết

Thuốc kiểm soát đường huyết được bác sĩ kê đơn cho các mẹ bầu thất bại trong điều trị tiểu đường thai kỳ bằng liệu pháp dinh dưỡng. Các thuốc này cần kê đơn và sự tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Vì vậy các mẹ bầu nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị chẩn và chính xác nhất. Về cơ bản có 2 nhóm thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn cho mẹ bầu.

Insulin

Insulin là hormone tự nhiên của cơ thể, được tổng hợp để điều hòa lượng đường trong máu. Tiểu đường thai kỳ do giảm sản xuất và đề kháng insulin. Vì vậy cung cấp một lượng hormone được tính toán kĩ có thể giúp ổn định mức đường huyết của mẹ. Loại hormone điều trị tiểu đường thai kỳ này được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm. Liều và cách sử dụng sẽ được bác sĩ cá nhân hóa cho mỗi mẹ bầu. Quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể cần tiêm insulin đến hết thai kỳ.

điều trị tiểu đường thai kỳ

Các kiểm soát đường huyết bằng đường uống

Những loại thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ khác ngoài insulin như metformin hay glyburide. Cả hai đều là thuốc dạng uống. Thuốc kiểm soát đường huyết uống dễ dung nạp, rẻ tiền, ổn định đường huyết và khống chế sự tăng cân của mẹ tốt hơn khi sử dụng insulin. Tuy nhiên ở Việt Nam, Bộ Y tế vẫn chưa cho phép việc dùng các thuốc uống để điều trị tiểu đường thai kỳ, do thiếu các số liệu về tính an toàn dài hạn. Vì vậy insulin vẫn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiểu đường thai kỳ khi liệu pháp dinh dưỡng thất bại.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x