Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dư ối có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nhiều phụ nữ mang thai khi được chẩn đoán dư ối thường tỏ ra lo lắng và tìm mọi cách để chữa trị. Mẹ không ngại áp dụng những cách truyền miệng dân gian như không uống nước, uống ít nước… Sự thật thì dư ối có nên uống nhiều nước? Mẹ hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Trong những tuần đầu của thai kỳ, nước ối được sản sinh để di chuyển chất lỏng từ máu vào trong túi ối. Khi bào thai được 3 tháng tuổi, bé bắt đầu uống chất lỏng và bài tiết nước tiểu. Bé nuốt nước ối và đào thải nó trở lại vào nước ối. Nước ối gần như chính xác là nước tiểu của bé.
Bác sĩ sản khoa xác định số lượng nước ối thông qua hình ảnh siêu âm thai. Phần lớn, cơ thể của mẹ và thai nhi sẽ tự điều chỉnh lượng nước ối. Thỉnh thoảng, mẹ gặp phải trường hợp quá ít (thiểu ối) hoặc quá nhiều nước ối (đa ối).
Nếu mẹ dư ối quá nhiều, bác sĩ sẽ phải theo dõi cẩn thận. Quá nhiều nước ối có thể là nguyên nhân khiến vỡ màng ối sớm, dẫn đến việc sinh non, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và gây dị tật xương ở bé.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thai chết lưu và xuất huyết sau sinh.
Nước ối là chất lỏng được chuyển từ hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ vào trong túi ối. Việc ăn uống quá nhiều chất lỏng có thể khiến tình trạng dư nước ối trở nên nghiêm trọng.
Thực tế, mẹ không nên uống quá nhiều nước trong thai kỳ. Đặc biệt khi được chẩn đoán dư ối, mẹ càng không nên uống nhiều. Mẹ cũng nên hạn chế ăn các món chế biến dạng súp, trái cây nhiều nước như cam, bưởi…
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên kiêng khem quá nhiều vì thiếu nước ối sẽ nghiêm trọng hơn dư ối. Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho môi trường sống của thai nhi. Điều này có nghĩa rằng, dư ối không nên uống nhiều nước nhưng vẫn phải duy trì một lượng nhất định nhằm đảm bảo lượng nước ối cần thiết cho bé và đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Nếu mẹ dư nước ối, mẹ hãy lưu ý những điều sau:
Hầu hết các vấn đề về nước ối không xuất phát từ chế độ dinh dưỡng nhưng chế độ ăn uống hợp lý có thể cải thiện tình hình dư ối.
Đầu tiên bác sĩ sẽ siêu âm và chẩn đoán nguyên nhân gây dư ối. Khi phát hiện các vấn đề sức khỏe, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị bệnh.
Nếu bà bầu bị dư ối, ngoài việc hạn chế uống nhiều nước mẹ còn nên lưu ý khi chọn thực phẩm để ăn. Nước trong đồ ăn cũng ảnh hưởng đến tình trạng dư nước ối. Mẹ cần biết nên, không nên hay hạn chế ăn những gì. Những gợi ý sau có thể giúp mẹ:
Điều quan trọng mẹ cần nhớ rằng thực phẩm là nguồn dinh dưỡng chính và nó không là nguyên nhân gây dư ối. Mẹ không nên bắt mình kiêng khem, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho hai mẹ con.
Kết luận cuối cùng về vấn đề dư ối có nên uống nhiều nước không là không! Đặc biệt, mẹ nên đi khám bác sĩ ngay nếu phát hiện dịch xanh hoặc vàng chảy ra ở âm đạo. Đây có thể là những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến nước ối.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.