Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ nữ mang thai nên bổ sung sắt mỗi ngày. Tương tự, dưỡng chất này là một thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một khi dùng quá nhiều thì dưỡng chất này có thể gây ra phản ứng ngược. Bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi quyết định bổ sung sắt trong chế độ ăn của mình hay của bé cưng.
Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt rất quan trọng đối với hàng trăm enzymes và protein trong cơ thể của bạn. 2/3 lượng sắt trong cơ thể của bạn được tìm thấy trong hemoglobin, một thành tố để lưu trữ và vận chuyển oxy trong các tế bào máu. Chất sắt cũng cần thiết cho sự phát triển, hệ miễn dịch và làm lành các vết thương.
Tuy nhiên, việc bổ sung sắt khi cơ thể không thiếu có thể khiến lượng sắt tăng lên quá cao.
Tiểu đường thai kỳ
Quá nhiều chất sắt trong có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin, đặt bạn trước nguy cơ của tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ thường đi kèm với cao huyết áp, khiến thai nhi không nhận đủ canxi, đường huyết thấp, vàng da, vấn đề với hô hấp và lưu trữ quá nhiều chất béo, điều có thể dẫn đến béo phì khi bé lớn lên.
Sắt đối với trẻ nhỏ
Từ khi sinh đến khi được 6 tháng, các bé được bú mẹ sẽ dễ dàng hấp thu sắt thông qua sữa mẹ. Nếu bạn nuôi con bằng sữa công thức, hãy chọn loại bổ sung sắt. Bé từ 7 đến 11 tháng tuổi cần 11mg sắt mỗi ngày. Khi đã chuyển sang ăn dặm, hãy chuẩn bị cho bé những phần ngũ cốc dinh dưỡng có bổ sung sắt.
Viên sắt và tác dụng phụ
Bên cạnh nguồn bổ sung là thực phẩm, bạn cũng có thể sử dụng viên sắt. Tuy nhiên, luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các viên uống này. Tác dụng phụ của viên sắt có thể bao gồm khó tiêu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn ói, đau lưng, đau cơ, đau ngực, ớn lạnh, nhức đầu và ngất, tim đập nhanh, sốt, vã mồ hôi, đỏ bừng, tê lưỡi, tê và nhức chân tay, phát ban và khó thở. Bạn có thể giảm nhẹ tác dụng phụ khi dùng sắt chung với các loại thực phẩm hay nước trái cây. Tuy nhiên, nếu có thể thì bạn nên bổ sung viên sắt khi bụng trống để tối ưu khả năng hấp thụ sắt.
Nguy cơ quá liều
Các bác sĩ khuyến cáo người trưởng thành không nên dùng quá 45mg sắt mỗi ngày. Trẻ em dưới 13 tuổi chỉ nên dùng dưới 40mg. Quá nhiều chất sắt có thể gây suy gan, tuột huyết áp và thậm chí, tử vong. Ngộ độc chất sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cái chết ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, phụ nữ sau khi sinh chỉ cần 8mg mỗi ngày, chỉ cần bổ sung qua lượng thịt mà bạn ăn mỗi ngày.
Triệu chứng ngộ độc sắt bao gồm: tiêu chảy lẫn máu, sốt, buồn nôn, môi, móng tay và lòng bàn tay xanh, co giật, tím tái, tim yếu và đập nhanh, nôn liên tục, đau bụng dữ dội.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.