Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 19/03/2024

Hở eo tử cung khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và con không?

Hở eo tử cung khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và con không?
Tử cung là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Eo tử cung là bộ phận nối giữa cổ tử cung và thân tử cung. Nếu eo tử cung bị hở thì quá trình mang thai của bà bầu có nguy hiểm không?

Hở eo tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai và sinh non trong thai kỳ. Vậy tình trạng hở eo tử cung là gì và nguy hiểm ra sao? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hở eo tử cung là gì?

Hở eo tử cung (cervical insufficiency) hay còn gọi là suy yếu cổ tử cung (cervical incompetence). Đây là tình trạng cổ tử cung mở ra, yếu đi hoặc ngắn lại quá sớm trong thai kỳ. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến sảy thai (mất thai trước 20 tuần) và sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) như đã đề cập.

Khi bạn gần đến ngày dự sinh, cổ tử cung sẽ mềm ra, ngắn lại và mở ra để em bé có thể chui qua âm đạo để chào đời. Tuy nhiên, nếu hở eo tử cung, thì cổ tử cung có thể mềm, mở ra hoặc ngắn lại trước khi thai nhi đủ khả năng sống bên ngoài tử cung của mẹ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai (khoảng tuần 14 đến 27 của thai kỳ).

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân hở eo tử cung

Tử cung từng bị phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hở eo tử cung ở thai phụ
Tử cung từng bị phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hở eo tử cung ở thai phụ

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hở eo tử cung. Tuy nhiên, họ cho rằng một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Tổn thương cổ tử cung
  • Đã từng phẫu thuật cổ tử cung trước đó
  • Cổ tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường bẩm sinh

Dấu hiệu dẫn đến cổ tử cung hở

Các dấu hiệu hở eo tử cung không rõ ràng như dấu hiệu chuyển dạ sớm có xuất hiện các cơn co thắtvỡ nước ối. Tuy nhiên, bác sĩ có thể xác định dấu hiệu hở eo tử cung dựa vào tiền sử sản khoa hoặc kết hợp siêu âm ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung gồm:

  • Sảy thai hoặc sinh non (trước 28 tuần) từ 2 lần liên tiếp trở lên với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau.
  • Có tiền sử sảy thai hoặc sinh non (từ 14 – 36 tuần) cùng chuyển dạ nhanh không đau, kèm các yếu tố nguy cơ hở eo tử cung như từng nong nạo, cắt đoạn cổ tử cung, rách cổ tử cung, bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Có, bác sĩ sẽ đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm ngả âm đạo, đánh giá lỗ trong cổ tử cung. Nếu chiều dài < 25mm hoặc có sự thay đổi ở cổ tử cung qua các lần khám thai trước 24 tuần kèm yếu tố nguy cơ hở eo tử cung.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung 3 tháng đầu thai kỳ?

Thai phụ nào có nguy cơ bị hở eo tử cung?

Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ bị hở eo tử cung. Tuy nhiên, những thai phụ dưới đây sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng này cao hơn:

  • Đã từng phẫu thuật cổ tử cung
  • Cổ tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường
  • Đã từng sinh non hoặc sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai
  • Bị tổn thương cổ tử cung hoặc tử cung trong những lần mang thai hoặc sinh nở trước đó
  • Bị rối loạn di truyền như hội chứng Ehlers-Danlos có thể gây yếu cổ tử cung dẫn đến hở eo tử cung
  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai đôi, mang đa thai sẽ có nhiều khả năng bị hở eo tử cung hơn

Chẩn đoán và điều trị cho thai phụ bị hở eo tử cung

1. Chẩn đoán

Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Bác sĩ có thể biết được cổ tử cung mở do hở eo tử cung khi siêu âm
Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Bác sĩ có thể biết được cổ tử cung mở do hở eo tử cung khi siêu âm

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến tiền sử sản khoa và các dấu hiệu bất thường trong lần khám thai trước đó. Nếu bạn bị sảy thai hoặc đã từng phẫu thuật cổ tử cung thì hãy báo cho bác sĩ biết nhé. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ sự thay đổi cổ tử cung của bạn dựa trên các yếu tố nguy cơ bị hở eo tử cung.

Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị hở eo tử cung không bằng cách khám vùng chậu và siêu âm qua ngả âm đạo (siêu âm bằng cách sử dụng đầu dò âm đạo đưa vào âm đạo) để đo chiều dài và độ mở cổ tử cung của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm đầu dò bị ra máu, mẹ phải làm sao?

2. Điều trị

Mục tiêu của việc điều trị hở eo tử cung là giúp bạn duy trì thai kỳ càng lâu càng tốt. Vì tình trạng này khó chẩn đoán nên việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến hở eo tử cung là vô cùng quan trọng. Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh lý và tiền sử thai kỳ của bạn. Dưới đây là các cách điều trị hở eo tử cung:

2.1 Khâu eo tử cung

Khâu eo tử cung là phương pháp khâu kín cổ tử cung để ngăn chặn việc sảy thai hoặc sinh non diễn ra. Sau đó, vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tháo chỉ khâu để bạn có thể sinh con qua đường âm đạo.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn khâu eo tử cung nếu:

  • Bạn có tiền sử sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai

Tuy nhiên, không phải sản phụ bị hở eo tử cung nào cũng có thể áp dụng cách khâu cổ tử cung. Bác sĩ sẽ không thực hiện thủ thuật trên nếu bạn rơi vào các trường hợp sau:

Sau khi, thực hiện khâu eo tử cung bạn phải lưu ý những điều sau:

  • Nằm nghỉ tại giường và hạn chế di chuyển
  • Tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ điều trị
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc giảm gò tử cung theo chỉ định của bác sĩ
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo hay đau bụng thì cần đi đến bệnh viện ngay
  • Chỉ xuất viện sau khi bác sĩ cho phép, thông thường là sau 48 giờ từ lúc phẫu thuật.

2.2 Bổ sung thuốc progesterone

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ bị hở eo tử cung, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn bổ sung thuốc progesterone bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai.

2.3 Theo dõi sự thay đổi của cổ tử cung bằng siêu âm

Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu bị hở eo tử cung sẽ yêu cầu bạn thực theo dõi chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm qua ngả âm đạo cho đến khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ.

Nếu bác sĩ nhận thấy những thay đổi về chiều dài cổ tử cung; họ có thể đề nghị bạn thực hiện khâu cổ tử cung vào khoảng trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thận trọng khi dùng thuốc nospa cho bà bầu để chống gây co thắt tử cung!

Những biến chứng có thể xảy ra đối với thai phụ

Như đã đề cập ở phần trên, hở eo tử cung có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc sinh non. Trong một số ít trường hợp, việc điều trị khâu eo tử cung có thể liên quan đến các biến chứng như:

  • Vỡ tử cung
  • Nhiễm trùng cổ tử cung
  • Chảy máu trong tử cung
  • Bị rách trên cổ tử cung

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về tình trạng hở eo tử cung khi mang thai. Đây là tình trạng cổ tử bị suy yếu, mở ra và ngắn lại quá sớm trong thai kỳ. Điều này có thể khiến thai nhi chưa kịp phát triển hoàn thiện đầy đủ các cơ quan trong cơ thể mà đã “bị chào đời” dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Incompetent Cervix
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17912-incompetent-cervix#diagnosis-and-tests
Truy cập ngày 14/03/2024

2. Incompetent cervix
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/incompetent-cervix/diagnosis-treatment/drc-20373842
Truy cập ngày 14/03/2024

3. Cervical Insufficiency
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK525954/
Truy cập ngày 14/03/2024

4. Weak cervix (cervical incompetence or cervical insufficiency)
https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/cervical-incompetence
Truy cập ngày 14/03/2024

5. Hở eo tử cung
https://bvnguyentriphuong.com.vn/san-phu-khoa/ho-eo-tu-cung
Truy cập ngày 14/03/2024

6. Hở eo tử cung là gì?
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/ho-eo-tu-cung-la-gi/
Truy cập ngày 14/03/2024

x