Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 13/01/2023

Hội chứng HELLP trong sản khoa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Hội chứng HELLP trong sản khoa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Hội chứng HELLP là một biến chứng của tiền sản giật có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi khi đang mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm chỉ xảy ra ở 0,1-1% trường hợp khi mang thai.

Hội chứng HELLP trong sản khoa trong giai đoạn thai kỳ thường xảy ra trong tam cá nguyệt cuối của thai kỳ. Để hiểu hơn về tình trạng này chúng ta cần hiểu rõ hội chứng HELLP là gì?

Hội chứng HELLP trong sản khoa là gì?

Hội chứng HELLP trong sản khoa là một biến chứng nặng của tiền sản giật thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Nhưng tình trạng này cũng có thể phát triển trong tuần đầu tiên sau khi sinh con (tiền sản giật sau sinh).

Tên hội chứng HELLP trong sản khoa là viết tắt của:

  • H (Hemolysis): Tán huyết, phá vỡ các tế bào hồng cầu (tế bào mang oxy từ phổi đến tất cả các mô cơ quan của cơ thể).
  • EL (Elevated liver enzymes): Tăng men gan
  • LP (Low platelet count): Số lượng tiểu cầu thấp (một thành phần trong máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu).

>> Bạn có thể xem thêm: Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ

Sự khác nhau giữa hội chứng HELLP trong sản khoa và tiền sản giật

  • Tiền sản giật đặc trưng bởi 2 triệu chứng: huyết áp cao (tăng huyết áp)protein niệu (tăng nồng độ protein hơn mức bình thường trong nước tiểu).
  • Hội chứng HELLP là một biến chứng nặng của tiền sản giật, có thể rất khó chẩn đoán vì tiến triển nhanh và đôi khi những triệu chứng điển hình của tiền sản giật như tăng huyết áp và protein niệu còn chưa được nhận diện. Tình trạng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, một số bằng chứng cho thấy hôi chứng HELLP có thể là một bệnh lý riêng biệt với tiền sản giật.
  • Triệu chứng của HELLP trong sản khoa

    Triệu chứng của HELLP trong sản khoa

    Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng của hội chứng HELLP trong sản khoa như:

    • Mờ mắt hoặc đau đầu.
    • Buồn nôn và ói mửa.
    • Khó chịu hoặc mệt mỏi.
    • Phù (sưng) và tăng cân nhanh chóng.
    • Đau bụng khi mang thai, thường ở vùng hạ sườn phải hoặc giữa thượng vị.

    Bạn cũng có thể gặp:

    • Chảy máu không kiểm soát
    • Co giật

    Nguyên nhân gây ra hội chứng HELLP

    Thực chất các chuyên gia chưa xác định chính xáccác nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng HELLP trong sản khoa. Tuy nhiên, những phụ nữ bị tiền sản giật hoặc sản giật có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn. Ngoài ra, các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng HELLP trong sản khoa có thể là:

    • Tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ
    • Phụ nữ đã từng sinh con nhiều lần.
    • Yếu tố di truyền.
    • Lớn tuổi.
    • Từng có tiền sử mắc hội chứng HELLP trong lần mang thai trước.

    >> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kịp thời

    Cách điều trị tình trạng này ra sao?

    cách điều trị hội chứng hellp trong sản khoa

    1. Phương pháp chẩn đoán

    Để chẩn đoán hội chứng HELLP trong sản khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán qua những thay đổi về lâm sàng và cận lâm sàng:

    • Các triệu chứng như tăng huyết áp, protein niệu, phù, đau hạ sườn phải, thượng vị, xuất huyết bất thường…
    • Xét nghiệm cho thấy các rối loạn về đông cầm máu, tan máu, suy chức năng gan thận…
    • Đánh giá tăng trưởng thai là xét nghiệm quan trọng

    2. Phương pháp điều trị

    Để điều trị hội chứng HELLP trong sản khoa, bác sĩ cân nhắc các yếu tố: mức độ nặng của bệnh về phía mẹ, tuổi thai, cân bằng lợi ích và nguy cơ mẹ con, có thể dùng các phương pháp sau:

    • Dùng thuốc để giảm huyết áp và ngăn ngừa co giật.
    • Cách điều trị hội chứng HELLP trong sản khoa cuối cùng có thể là sinh con sớm. Bác sĩ có thể dùng thuốc để kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ.
    • Nếu em bé còn nhỏ và tình trạng mẹ cho phép kéo dài thêm, để giúp phổi phát triển, bác sĩ có thể cho em bé dùng corticosteroid.
    • Điều trị hổ trợ tuỳ theo từng triệu chứng.

    >> Bạn có thể xem thêm: Điều trị tiền sản giật cho bà bầu như thế nào?

    Phòng ngừa hội chứng HELLP trong sản khoa

    Không có cách nào để ngăn ngừa hội chứng HELLP trong sản khoa. Tuy nhiên, trong thai kỳ bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp và các dấu hiệu quan trọng khác để phát hiện sớm dấu hiệu mắc hội chứng.

    Nếu được xác định là đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng aspirin liều thấp sau tam cá nguyệt đầu tiên, giảm nguy cơ mắc tiền sản giật có thể làm giảm khả năng xuất hiện hội chứng HELLP.

    Để có một thai kỳ khỏe mạnh và có thể phát hiện các bệnh lý (ví dụ tiền sản giật hay mắc hội chứng HELLP) bạn cần duy trì thói quen sau:

    • Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm.
    • Khám thai đúng lịch trước khi sinh thường xuyên.
    • Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
    • Tập thể dục vừa phải hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia.
    • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, trái cây và rau quả.

    Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về hội chứng HELLP trong sản khoa rồi. Đây là một biến chứng trong thai kỳ có thể xuất hiện ở tam cá nguyệt cuối hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, tình trạng này lại rất hiếm xảy ra chỉ chiếm từ 0,1-1% trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con thôi.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x