Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/06/2021

Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có lẫn máu, cảnh báo đỏ!

Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có lẫn máu, cảnh báo đỏ!
Mang thai là dịch màu nâu nhạt có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu kèm theo chút máu thì đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhắc mẹ cần đi khám bác sĩ ngay!

Chuyện phụ nữ mang thai ra dịch màu nâu nhạt 3 tháng đầu thai kỳ là khá phổ biến. Lần đầu làm mẹ, đây có thể là vấn đề đáng lo ngại và nhiều mẹ sốt sắng đến ngay bệnh viện. Cũng rất bình thường bởi tâm lý chung bầu nào cũng sợ thai kỳ có vấn đề. Nhận được sự tư vấn từ bác sĩ vẫn là ổn nhất.

Tuy nhiên, với một số ít thai phụ, đây có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Đặc biệt khi dịch màu nâu có lẫn máu. Cảnh báo đỏ có thể sẽ được bật!

mang thai ra dịch màu nâu nhạt
Mang thai ra dịch màu nâu nhạt, đáng lo phết đấy!

Dịch âm đạo màu nâu báo hiệu điều gì?

Dịch âm đạo đổi màu nâu được lý giải là do lượng máu tăng và di chuyển về phía cổ tử cung nhiều hơn khi mang thai. Đây cũng là lý do khiến cho vùng kín trở nên nhạy cảm, dẫn đến xuất hiện dịch màu nâu. Quan hệ tình dục liên tục hoặc khám thai quá nhiều lần cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Vì đây là những kích tích phía bên trong cơ thể khi mẹ đã có bé cưng nên không có gì đáng lo ngại. Nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên bầu cần chú ý để thông báo cho bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm:

  • Viêm vùng chậu, viêm tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh xã hộ lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Đây cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần làm khi mang thai 3 tháng đầu

Có thai ra chất nhầy màu nâu lẫn máu

Thường ngày, khí hư là dịch tiết mang tính chất sinh lý quan trọng cho biết tình trạng nội tiết, sức khỏe sinh lý của chị em. Khí hư giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Khi mang thai chỉ một chút thay đổi khác biệt ở dịch âm đạo thôi cũng đủ khiến mẹ bầu “đúng ngồi không yên”.

“Sức khỏe” của khí hư qua các thời kỳ mang thai được đánh giá như sau:

– Trong giai đoạn đầu và tam cá nguyệt thứ ba

Trong giai đoạn đầu thai kỳ và thai 30 tuần ra dịch màu nâu có nguy hiểm không? Nếu khí hư có mùi hơi tanh, trông như lòng trắng trứng, loãng thì được coi là hiện tượng bình thường. Nguyên nhân do khung xương chậu và thành âm đạo khi mang thai sẽ mềm hơn, đồng thời hormone thai kỳ và hormone nữ tăng cường tiết ra khiến lượng khí hư gia tăng nhằm mục đích ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây hại cho thai nhi.

mang thai ra dịch màu nâu nhạt
Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có nguy hiểm không?

– Tháng cuối thai kỳ

Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, vùng kín sẽ xuất hiện những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu, dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ. Mẹ cần chuẩn bị tinh thần sẵng sàng.

Tuy nhiên, nếu khí hư lẫn máu, không có mùi kèm theo triệu chứng đau mỏi vùng mông khi mang thai từ tuần thứ 30 trở đi mà chưa đến ngày dự sinh, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để đề phòng sinh non.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì thì tốt cho em bé?

– Giai đoạn sau tam cá nguyệt thứ nhất

Thời điểm này nếu mang thai ra dịch màu nâu nhạt, lẫn máu kèm theo đó là mùi hôi hoặc tanh là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm âm hộ, viêm âm đạo. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai khá nguy hiểm.

Đây cũng có thể là dấu hiệu cho biết các chị em đang có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung cần có biện pháp xử lý kiệp thời nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng của cả thai nhi lẫn thai phụ.

Viêm phần phụ cũng có thể được liệt kê vào danh sách những bệnh cần chú ý khi có hiện tượng ra khí hư nhiều màu nâu nhạt và có lẫn máu. Kèm theo đó là cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục, chóng mặt, buồn nôn,…Viêm phần phụ khá nguy hiểm hơn nữa với phụ nữ đang trong thời kì thai nghén thì càng không nên coi thường.

Ngoài ra, ra khí hư màu nâu nhạt lẫn máu khi mang thai cũng có thể do sức khỏe chị em không đảm bảo, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.

mang thai ra dịch màu nâu nhạt
Ra dịch màu nâu là hiện tượng gì?

Mẹ nên làm gì khi mang thai ra dịch màu nâu nhạt?

– Tránh va chạm hoặc tập thể dục quá sức

Mẹ bầu hoàn toàn có thể tập thể dục trong thời gian mang thai nhưng chỉ nên tập các bài tập phù hợp, dành riêng cho bà bầu. Vận động mạnh hoặc quan hệ tình dục quá mạnh bạo sẽ tác động đến cô bé, khiến cho âm đạo dễ chảy máu.

– Tránh lao động nặng, tăng cường nghỉ ngơi

Mẹ bầu không nên mang vác các vật nặng, làm các việc đòi hỏi dùng sức lực, mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

– Giữ vệ sinh vùng kín

Thời gian mang thai, dù có ốm nghén, mệt mỏi đến thế nào thì mẹ cũng nên chú ý việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín nhé. Vùng kín được vệ sinh sạch sẽ, luôn khô thoáng sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập, ngăn ngừa bị viêm nhiễm, ra dịch nâu hoặc máu.

– Khám thai định kỳ

Việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp mẹ phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề trong thời gian mang thai, bao gồm cả tình trạng ra dịch nâu, ra máu khi mang thai.

Tóm lại, mang thai ra dịch màu nâu nhạt có lẫn máu có thể là một dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ nên dù là nguyên nhân gì thì các mẹ bầu cũng nên đi thăm khám kiểm tra kịp thời, để biết được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm nhất.

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Fetal development: The 1st trimester https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302 Truy cập ngày 03/06/2021 2. First trimester https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-12/ Truy cập ngày 03/06/2021 3. How Your Fetus Grows During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-your-fetus-grows-during-pregnancy Truy cập ngày 03/06/2021 4. Your Baby's Hearing, Vision, and Other Senses: 3 Months https://kidshealth.org/en/parents/senses-3mos.html Truy cập ngày 03/06/2021 5. Pregnancy - week by week https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week Truy cập ngày 03/06/2021
x