Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Lần đầu mang thai, bất cứ vấn đề nào cũng trở nên đáng sợ, nhất là trường hợp ra máu âm đạo. Một số mẹ mang thai ra máu nhưng không đau bụng. Số khác lại cảm thấy đau kèm những con co thắt. Liệu những triệu chứng này có đáng lo?
Không phải tất cả các trường hợp ra máu khi mang thai đều đáng lo. Nếu mang thai tháng đầu ra máu nhưng không đau bụng mẹ bầu có thể tạm gác nỗi lo sang một bên. Trong hầu hết các trường hợp, đây chỉ là dấu hiệu máu báo thông thường.
Theo các chuyên gia, máu báo hay còn gọi chảy máu cấy ghép thường xuất hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Lúc này, phôi thai do trứng và tinh trùng tạo thành sẽ di chuyển từ buồng trứng tới tử cung, tìm vị trí thích hợp để cấy vào thành tử cung. Quá trình này có thể gây chảy máu nhẹ ở một số bà bầu. Những chấm máu màu nâu, hoặc đỏ kèm dịch nhầy này sẽ “lặn mất tăm” sau 2-3 ngày. Vì vậy, bà bầu không cần quá lo.
Triệu chứng ra máu nhưng không đau bụng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: thay đổi nội tiết, quan hệ tình dục, viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng sau mỗi lần thăm khám thai. Thỉnh thoảng chảy máu trong nửa đầu thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tụ máu nhau thai. Tụ máu nhau thai thường xuất hiện ở những bà bầu lớn tuổi và có thể gây sảy thai, sinh non hoặc đứt nhau nếu không được phát hiện kịp thời. Tin mừng là tình trạng này có thể dễ dàng phát hiện nhờ siêu âm.
Những trường hợp âm đạo ra máu nhiều, kèm theo những dấu hiệu bất thường như đau bụng, chuột rút, bà bầu nên hết sức cẩn thận. Tốt nhất, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm sau:
Tóm lại, trừ máu báo, bất kỳ trường hợp ra máu âm đạo nào cũng cần lưu ý. Ngay cả mang thai ra máu nhưng không đau bụng cũng có thể là triệu chứng nguy hiểm. Vì vậy, bà bầu nên hết sức cảnh giác. Đặc biệt, những trường hợp ra máu kèm triệu chứng đau bụng, đau lưng hoặc chuột rút…, bà bầu nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra, loại trừ những nguyên nhân gây chảy máu.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.