Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 08/08/2022

Nhau thai bám mặt trước là gì? Cẩm nang kiến thức dành cho mẹ bầu

Nhau thai bám mặt trước là gì? Cẩm nang kiến thức dành cho mẹ bầu 
Nhau thai bám mặt trước không quá nguy hiểm như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Cùng MarryBaby tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này ngay sau đây!

Trước khi tìm hiểu nhau thai bám mặt trước là gì, bạn cần biết nhau thai là gì.

Nhau thai là gì?

1. Nhau thai là gì?

Nhau thai là gì? Nhau thai hay rau thai được hình thành từ khi thụ tinh thành công, là bộ phận nối bào tử đang phát triển với thành tử cung, giữ vai trò cung cấp và trao đổi dinh dưỡng từ mẹ đến bé. Bên cạnh đó, nhau thai còn có chức năng bảo vệ bào thai trong suốt thai kỳ tránh khỏi nhiễm trùng.

Vị trí nhau thai có thể thay đổi tuỳ vào nhiều yếu tố. Những trường hợp vị trí nhau thai là:

  • Nhau thai bám mặt sau.
  • Nhau thai bám mặt trước.
  • Nhau thai ở bên trái và phải tử cung.
  • Nhau bám ở vùng đáy tử cung hay bám thấp vùng đoạn dưới thậm chí là tràn qua lỗ trong cổ tử cung

Khi sinh con, toàn bộ nhau thai sẽ được tống xuất ra ngoài. Nếu còn sót lại có thể làm nhiễm trùng và gây băng huyết.

>>>Mẹ có thể quan tâm: Nhau thai sau khi sinh sẽ đi về nơi đâu?

2. Cấu tạo của nhau thai

Sau tháng thứ 4 của thai kỳ, nhau thai được coi như đã hoàn thành cấu tạo. Lúc này, nhau thai chỉ còn lớn lên cho tới khi bé được sinh ra. Ở thời điểm này, nhau thai có hình đĩa, đường kính khoảng 20cm, dày khoảng 3cm, trọng lượng khoảng 500g.

Cấu tạo của nhau thai gồm:

Mặt trông vào khoang ối của nhau nhẵn, được bao phủ bởi màng đệm và màng ối. Dây rốn đính vào giữa hoặc hơi lệch tâm. Ở vị trí dây rốn đính vào nhau tỏa ra các mạch đệm thuộc mạch rốn.

Từ màng đệm của nhau thai, xuất phát 200 thân chính, chia nhiều nhánh thành các nhung mao đệm. Mỗi nhung mao đệm gồm một trục liên kết, chứa các nhánh nhỏ của động mạch và tĩnh mạch đệm được nối với nhau bởi lưới mao mạch đệm. Phủ ngoài trục liên kết là lá nuôi hợp bào. Trên bề mặt lá nuôi hợp bào có nhiều vi mao. Diện tích trao đổi chất của mẹ và thai nhi trên mặt các nhung mao đệm đạt tới 14m2.

Phần nhau được tạo bởi mô mẹ là lớp đặc trưng của màng rụng nhau. Khi nhau thai đã sổ, ở mặt trông về phía tử cung có nhiều rãnh nông định ranh giới cho các múi nhau. Có khoảng 15 – 20 múi nhau được bao phủ bởi một lớp màng rụng nhau và bao lá nuôi tế bào. Mỗi múi nhau chứa một chùm nhung mao đệm.

Chỗ bám của nhau: Trứng có thể làm tổ ở bất kỳ vị trí nào trên thành tử cung. Do đó, nhau thai có thể được tạo ra ở nhiều vị trí khác nhau. Vị trí nhau thai hay bám nhất là ở thành sau tử cung. Ngoài ra, nhau cũng có thể bám vào thành trước hoặc đáy tử cung. Trường hợp nhau bám ở gần lỗ trong ống tử cung được gọi là nhau tiền đạo, dễ gây chảy máu nghiêm trọng trong nửa sau thai kỳ và trong khi sinh đẻ.

nhau thai bám mặt trước: nhau thai bình thường

Sự thật nhau thai bám mặt trước có nguy hiểm không?

Nhau thai mặt trước gần như không gây ra nguy hiểm gì cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Một số báo cáo chỉ ra nhau bám mặt trước có liên quan nhiều hơn nhau bám mặt sau về vài kết cục bất lợi trong thai kỳ. Bên cạnh đó, phụ nữ có nhóm máu O thường thấy nhau thai bám mặt trước cao hơn những phụ nữ nhóm máu khác.

1. Nhau thai bám mặt trước là gì?

nhau thai bám mặt trước là gì

Nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của buồng tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung có thể phát triển thành nhau tiền đạo (bám thấp, bám mép, tiền đạo trung tâm, bán trung tâm).

Làm sao để nhận biết nhau thai bám mặt trước? Qua các lần siêu âm và bác sĩ thăm khám, mẹ sẽ biết được vị trí của nhau thai. Đây không phải là tình huống hiếm gặp, nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.

2. Phân biệt nhau thai bám mặt trước nhóm 1, 2, 3

Nhau thai bám trước là tương đối an toàn, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi và có thể phân ra thành 3 loại gồm:

  • Nhau thai bám mặt trước nhóm 1: Mép trên bánh nhau bám ở 1/4 sau trên tử cung
  • Nhau thai bám mặt trước nhóm 2: Mép trên bánh nhau bám ở 1/4 trước trên tử cung
  • Nhau thai bám mặt trước nhóm 3: Mép trên bánh nhau bám ở 1/4 trước dưới tử cung

Hiện nay việc phân nhóm bánh nhau không còn quan trọng, nhóm 3 thường liên quan đến các vấn đề bất lợi hơn 2 nhóm còn lại; quan trọng nhất là phát hiện và chẩn đoán được các bất thường như nhau bám thấp, nhau tiền đạo, nhau bám vết mổ cũ, nhau cài răng lược…

Để xác định nhau thai đang thuộc nhóm nào và biết xem liệu nhau thai có ảnh hưởng gì đến em bé không, mẹ cần đến gặp bác sĩ và khám tổng quát.

3. Nhau thai bám mặt trước gây ra hạn chế gì?

Nhau bám mặt trước tử cung không gây ra bất kỳ hạn chế nào trong việc mẹ tự theo dõi cử động thai ở nhà cũng như các khảo sát của bác sĩ trong quá trình khám và siêu âm thai.

>>>Mẹ có thể quan tâm: 6 biến chứng bệnh hậu sản mẹ cần biết

Giải đáp về nhau thai bám mặt trước

1. Nhau thai bám mặt trước có sinh thường được không?

Mẹ bị nhau thai bám mặt trước nên sinh thường hay sinh mổ? Tùy vào sức khoẻ của mẹ và thai nhi cũng như các chỉ định y khoa ở tam cá nguyệt thứ 3 mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

nhau thai bám mặt trước 1

2. Nhau thai bám mặt trước là trai hay gái?

Việc quy định giới tình thai nhi hoàn toàn không liên quan đến vị trí bám của bánh nhau.

>>>Mẹ hãy xem thêm: Siêu âm con gái sinh con trai, tại sao lại như thế?

3. Những điều mẹ cần lưu ý

Điều mẹ cần làm lúc này là giữ tinh thần thoải, vui vẻ và tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế vận động nặng. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất tốt trong suốt thai kỳ. Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, có lợi cho thai nhi.

Vậy nhau thai bám mặt trước có gây ra vấn đề gì không thì mẹ đã biết rồi nhé. Vì thế, mẹ hãy luôn nhớ đi khám thai định kỳ, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đúng giờ, đủ giấc. Mẹ đừng quên một tinh thần thoải mái để giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh và an toàn nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Placenta Previa: What It Is, Types, Causes, And Treatment
https://www.momjunction.com/articles/placenta-previa-during-pregnancy_00329736/
Ngày truy cập: 6/7/2022

2. What is a low-lying placenta?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1951509/
Ngày truy cập: 6/7/2022

3. What is the role of the placenta anyway?
https://www.nct.org.uk/pregnancy/worries-and-discomforts/common-discomforts/placenta-praevia-low-lying-placenta
Ngày truy cập: 6/7/2022

4. Placental location and pregnancy outcome
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3935544/
Ngày truy cập: 11/03/2022

5. Structure of the Placenta
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK53256/
Ngày truy cập: 11/03/2022

 

x