Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2020

Nhau tiền đạo là gì và bất thường nhau thai - Báo động đỏ trong thai kỳ

Nhau tiền đạo là gì và bất thường nhau thai - Báo động đỏ trong thai kỳ
Nhau thai chiếm một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cho bé con của bạn. Những biến chứng liên quan đến bánh nhau tuy không phổ biến nhưng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé

Nhau tiền đạo là gì và nguy hiểm khó lường

Thông thường, nhau sẽ bám vào phần trên của tử cung. Trong khoảng 1% các trường hợp mang thai, nhau bám ở vị trí thấp và có thể chặn hoàn toàn hoặc một phần cổ tử cung, đường dẫn để thai nhi ra đời qua ngả âm đạo. Trường hợp này giải đáp cho câu hỏi nhau tiền đạo là gì. Lúc này, mẹ không thể sinh thường mà phải tiến hành sinh mổ.

Hiện tượng nhau tiền đạo là gì? Chứng này gây xuất huyết thường xuyên trong thai kỳ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu phát hiện âm đạo chảy máu màu đỏ tươi hoặc chảy nhiều máu cục… Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, lần sau thường hay chảy máu nhiều hơn lần trước. Khi mẹ bị thiếu máu, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, khó xoay đầu, dễ dẫn đến ngôi thai bất thường.

Sau khi biết nhau tiền đạo là gì, nếu gặp hiện tượng này thường xuyên xảy ra với mức độ nặng nề, mẹ bầu cần phải nhập viện để truyền máu và nghỉ ngơi với sự theo dõi của bác sĩ.

nhau tien dao
Nhau tiền đạo thường gặp ở những phụ nữ hút thuốc hoặc đã từng sinh mổ, phá thai

Biến chứng nhau thai, báo động đỏ trong thai kỳ

Nên cạnh việc hiểu nhau tiền đạo là gì, bạn nên cảnh giác với các biến chứng của nhau thai sau đây:

1. Suy nhau thai

Là tình trạng nhau không thực hiện tốt chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nguyên nhân gây suy nhau là do bất thường về cấu tạo hay phát triển của bánh nhau. Kiểm tra siêu âm sẽ giúp phát hiện những vấn đề về kích thước của nhau thai và sức khỏe thai nhi. Tình trạng này không có biểu hiện nào rõ rệt nhưng có thể nhận biết thông qua việc thai nhi ít di chuyển và phát triển chậm.

2. Nhồi máu

Lưu lượng máu đến một số phần của nhau thai có thể bị giảm làm chết các tế bào ở những khu vực này. Hiện tượng này thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trừ trường hợp người mẹ bị cao huyết áp nặng. Tình trạng tăng huyết áp nặng có thể dẫn đến lưu lượng máu trong nhau thai giảm, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.

3. Nhau bong non

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu chảy máu nặng kèm đau bụng nhiều mà không phải do mang vác nặng, có thể là dấu hiệu nhau bong non. Đây là tình trạng một phần của bánh nhau tách ra khỏi tử cung, gây vỡ các mạch máu và chảy máu, làm giảm nghiêm trọng lượng oxy dành cho thai nhi và có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau trong tử cung
  • Co thắt tử cung liên tục
  • Nhịp tim thai bất thường
  • Nếu bạn đã từng bị nhau bong non, 25% khả năng điều này sẽ lặp lại ở thai kỳ tiếp theo. Những nhân tố làm tăng nguy cơ nhau bong non có thể bao gồm: Khiếm khuyết của tử cung, chấn thương liên quan đến lạm dụng tình dục/ tai nạn xe cộ, cao huyết áp, sử dụng thuốc lá hay cocain.

    4. Nhau cài răng lược

    Đây là hiện tượng nhau thai bám quá sâu vào tử cung, thậm chí xâm lấn cả những cơ quan gần đó như bàng quang và không thể tróc ra bình thường sau khi mẹ sinh bé. Hiện tượng này thường xảy ra ở những phụ nữ có sẹo trong tử cung hoặc đã từng sinh mổ trước đó. Nhau cài răng lược cần phải được xử lý bằng phẫu thuật. Vì bị chảy máu ồ ạt, các thai phụ bị nhau cài răng lược có thể phải chấm dứt thai kỳ sớm và cắt bỏ toàn bộ tử cung để giữ an toàn cho tính mạng. Nếu nhau đã tiến đến các cơ quan bên ngoài tử cung, các phần này cũng sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ.

    Để phòng ngừa những biến chứng nhau thai nguy hiểm này, các mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn.

    Những bất thường khác cần lưu ý

    nhau tien dao
    Nếu có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, mẹ nên tìm đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán.

    Không chỉ hiểu rõ nhau tiền đạo là gì và các biến chứng nhau thai khác mà bạn cũng cần chú ý các báo động đỏ này nữa. Mẹ bầu bị nhiễm trùng, nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ như mắc bệnh rubella hoặc ngộ độc bia rượu, tiếp xúc hóa chất thường xuyên… dễ gây chứng phù nhau thai. Phù nhau thai là một bệnh lý làm mô nhau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất chức năng của lá nhau, thông thường kéo theo phù dây rốn, thai nhi cũng bị phù nề, tràn dịch đa mang, dị tật bẩm sinh. Nhau thai bị phù sẽ không thể tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến thai chết lưu nên cần phải chấm dứt thai kỳ.

    Để có một đứa con chào đời khỏe mạnh, các mẹ bầu cần cẩn trọng lắng nghe sự thay đổi của cơ thể mình trong suốt thai kỳ. Nếu các mẹ nghi ngờ những dấu hiệu bất thường đang xảy ra, nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ sản khoa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh được những nguy cơ tiềm ẩn cho con và cho chính mình.

    MarryBaby

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x