Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phù rau thai là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ dễ bị băng huyết sau sinh và thai nhi chết lưu. Vậy dấu hiệu của rau thai bị phù là gì? Nên làm gì khi phát hiện bị phù rau thai? Cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Rau thai kết nối với bào thai thông qua dây rốn, giúp trao đổi chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến bé và chất thải từ bé về mẹ. Nếu rau thai không thể chống lại các virus gây bệnh, các chất độc hại có thể đi qua rau thai và truyền đến thai nhi, gây nguy hiểm cho bé.
Phù rau thai là một bệnh lý làm mô nhau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất các chức năng của bánh nhau.
Ngoài ra, bệnh này cũng có thể đi kèm các biến chứng phù dây rốn thai nhi, tràn dịch đa màng, dị tật, dị dạng, bất thường về lồng ngực, đường tiêu hóa, hiện tượng truyền máu thai nhi ở song thai…
>>Bạn có thể quan tâm: Thực phẩm tăng nguy cơ dị tật thai nhi
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, rau thai bị phù được chia làm hai dạng:
Đây là loại phù rau thai phổ biến nhất. Các nguyên nhân có thể do nhiễm trùng nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ do vi khuẩn hay siêu vi, ví dụ mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, do bất thường nhiễm sắc thể, thai nhi bị dị tật tim hay phổi, rối loạn di truyền…
Phù thai miễn dịch thường xảy ra do nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau hay còn gọi là bất đồng nhóm máu Rh, từ đó, dẫn đến rau thai bị phù. Hiện nay đã có thuốc Rh immunoglobulin (RhoGAM) dùng để ngăn ngừa biến chứng do không tương thích yếu tố Rh.
>>Bạn có thể quan tâm: Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu: Cảnh báo nguy cơ sảy thai cho mẹ!
Nguyên nhân làm rau thai bị phù có rất nhiều, có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến như:
>>Bạn có thể quan tâm: Độ trưởng thành của nhau thai là gì mẹ biết chưa?
Có lẽ, mẹ đang tự hỏi làm sao để biết mình rau thai bị phù? Có ba dấu hiệu sau đây giúp mẹ biết mình bị phù rau thai.
Rau thai thường dày khoảng 2-4 cm, nặng khoảng 400-600g, bề mặt mịn và có màu đỏ. Nếu bánh rau dày trên 4cm thì mẹ được chẩn đoán là phù bánh rau.
Bánh nhau là vùng trung gian để thực hiện trao đổi chất bổ dưỡng từ mẹ sang con và các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ. Khi bánh nhau không hoạt động tốt sẽ không có sự lưu thông giữa máu mẹ và máu con.
Đây là tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối, phần chất lỏng bao bọc quanh thai nhi. Đa ối khiến bà bầu luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và còn có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi vì rau thai bị phù.
>>Bạn có thể quan tâm: Nhau thai bám mặt sau có nghĩa là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Rau thai bị phù chỉ xảy ra ở 1/1000 ca sinh. Dù vậy, điều được mẹ bầu quan tâm hơn cả là phù rau thai có nguy hiểm không? Mẹ hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.
Mẹ bầu bị phù rau thai có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh vì tử cung quá to và phải chứa bánh rau cùng thai nhi bị phù nề. Băng huyết sau sinh nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra tử vong ở sản phụ.
Khi bị phù rau thai, rau thai không thể duy trì hoạt động truyền chất dinh dưỡng nuôi thai. Điều này dẫn đến tình trạng thai nhi chết lưu trong bụng mẹ do thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
Đối với trường hợp em bé ra đời an toàn do sinh non, bé sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, khó phát triển bình thường. Theo thống kê, chỉ khoảng 20% thai nhi phù nhau thai sống sót đến lúc được sinh ra, trong số đó, chỉ khoảng 50% sống sót sau sinh.
>>Bạn có thể quan tâm: Phụ nữ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh?
Tình trạng rau thai bị phù thường không thể điều trị ngay trong thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp sau:
Trường hợp phù rau thai miễn dịch, em bé có thể được truyền trực tiếp các tế bào hồng cầu tương thích với nhóm máu của bé. Trường hợp rau thai bị phù do các nhân tố tiềm ẩn khác, bé sẽ được chẩn đoán và điều trị tùy theo tình trạng bệnh đó.
>>Bạn có thể quan tâm: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng rau thai bị phù ở mẹ bầu. Hy vọng mẹ đã nắm những thông tin về biến chứng thai kỳ nguy hiểm trên để bảo vệ bản thân và thai nhi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Placental villous edema: a possible cause of antenatal hypoxia
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2248799/
Truy cập ngày 12/10/2022
2. Association of placental villous edema with neonatal outcome in pregnancies with histologic chorioamnionitis and funisitis
https://www.ajog.org/article/S0002-9378(05)02047-8/fulltext
Truy cập ngày 12/10/2022
3. The Clinical Significance of Placental Villous Edema
Truy cập ngày 12/10/2022
4. Placental Edema and Fetal Hydrops | A case of congenital cystic and adenomatoid malformation of the lung
Truy cập ngày 12/10/2022
5. The clinical significance of placental villous edema
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6682216/
Truy cập ngày 12/10/2022