Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hội chứng rối loạn đông máu thường rơi vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng hội chứng này có gây nguy hiểm cho mẹ bầu khi mang thai không? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến cho các mẹ bầu các vấn đề về rối loạn đông máu khi mang thai. Hãy tham khảo nhé!
Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, những thay đổi trong cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu có nhiều khả năng bị rối loạn đông máu. Tình trạng này chính là một biện pháp bảo vệ chống lại việc mất quá nhiều máu trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Tuy nhiên, cục máu đông có thể xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu của chân; đùi; xương chậu; cánh tay hoặc ở vùng xương chậu; được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Ngoài ra, DVT có thể hạn chế lưu lượng máu qua tĩnh mạch nên gây ra tình trạng sưng và đau ở các vị trí tĩnh mạch.
>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!
Theo chia sẻ của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC); các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn đông máu khi mang thai bao gồm:
Nếu mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu này thì phải đi khám bệnh ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và có cách điều trị kịp thời.
Bất kì thai phụ nào cũng có nguy cơ bị máu khó đông. Bởi vì, phụ nữ mang thai cũng có thể thấy ít máu đến chân hơn. Bởi vì các mạch máu xung quanh khung chậu bị đè lên do thai nhi phát triển mỗi ngày.
Ngoài ra, chúng ta còn một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu khi mang thai gồm:
Phụ nữ mang thai bị rối loạn đông máu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bởi vì, các cục máu đông có thể bị vỡ ra và di chuyển đến phổi. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong nếu thai phụ không được cứu chữa kịp thời.
Bên cạnh đó, tổ chức March of Dimes về sức khỏe của mẹ và thai nhi tại Hoa Kỳ cho biết thêm; chứng rối loạn đông máu khi mang thai có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đên mẹ bầu và thai nhi, bao gồm:
Khi mẹ bầu bị rối loạn đông máu sẽ không được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống đông máu ở dạng viên nén. Vì các loại thuốc này có tác dụng với axit ở dạ dày và đi qua nhau thai gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ bầu.
Vì thế đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đã sinh con; bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chống rối loạn đông máu khi mang thai. Đó là 2 loại gồm Heparin bình thường và Heparin trọng lượng phân tử thấp. Do thuốc này được tiêm vào lớp mô mỡ bên dưới da. Vì thế, nó không đi qua nhau thai nên rất an toàn cho thai nhi.
Thai phụ thông thường không cần phải thực hiện các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Tuy nhiên nếu chị em thuộc trong các nhóm nguy cơ bị rối loạn đông máu; thì nên cân nhắc việc xét nghiệm đông máu trước khi mang thai.
Ngoài ra, các chị em từng từng bị sảy thai từ ba lần trở lên cũng nên đi xét nghiệm gen đông máu. Bởi vì, các chị em có thể bị mắc hội chứng kháng phospholipid. Hội chứng này làm tăng nguy cơ sảy thai; thai nhi phát triển kém; và tiền sản giật.
Chứng rối loạn đông máu khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu. Khi nhận biết các dấu hiệu bị rối loạn đông máu, thai phụ nên đi khám bệnh ngay.
Hy vọng bài viết về rối loạn đông máu khi mang thai có thể giúp ích cho các thai phụ và các chị em chuẩn bị mang thai. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này có thể để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Blood Clots During Pregnancy
Truy cập ngày 09/05/2022
2. Venous Thromboembolism (Blood Clots) and Pregnancy
https://www.cdc.gov/ncbddd/dvt/pregnancy.html
Truy cập ngày 09/05/2022
3. BLOOD CLOTS AND PREGNANCY
https://www.marchofdimes.org/complications/blood-clots-and-pregnancy.aspx
Truy cập ngày 09/05/2022
4. Blood Clotting & Pregnancy
https://www.hematology.org/education/patients/blood-clots/pregnancy
Truy cập ngày 09/05/2022
5. Pregnant? Don’t Overlook Blood Clots
https://www.cdc.gov/ncbddd/dvt/features/blood-clots-pregnant-women.html
Truy cập ngày 09/05/2022