Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sa tử cung khi đang mang thai khá phổ biến. Sa tử cung không phải là bệnh lý hiếm gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ sau khi mãn kinh và có một hoặc nhiều lần sinh con ngả âm đạo. Trong trường hợp bị sa tử cung nặng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Vậy thì sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Khi mang thai, tử cung đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là bộ phận nuôi dưỡng thai nhi, là nơi thai nhi sinh trưởng và phát triển trong vòng 40 tuần.
Khi trưởng thành, tử cung có kích thước trung bình khoảng 7,5cm. Trong đó, thân tử cung dài 5cm, phần còn lại là eo và cổ tử cung tầm 2,5cm. Cho nên đồng hành cùng sự phát triển của thai nhi, kích thước của tử cung cũng dần tăng lên để tạo không gian cho em bé phát triển.
Do đó, nếu có bất kỳ tổn thương nào đến tử cung cũng làm cho mẹ bầu hoang mang. Và một bệnh lý nguy hiểm khi mang thai khiến mẹ lo lắng chính là sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục.
Sa tử cung ở phụ nữ mang thai là trường hợp tử cung đi xuống hoặc qua lỗ âm đạo. Cụ thể, đây là hiện tượng tử cung tụt xuống âm đạo, đôi khi là ngoài âm đạo do cơ dây chằng bị kéo căng, không thể nâng đỡ tử cung.
Sa tử cung khi đang mang thai được chia làm 3 giai đoạn:
Nếu phát hiện ở giai đoạn 1 thì có thể điều trị khỏi nhưng nếu mẹ bầu phát hiện ở giai đoạn 3 thì rất khó điều trị. Đây là tình trạng báo động. Có khả năng tử cung đã bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ do tử cung không còn khả năng co lên như bình thường. Do đó, mẹ bầu nên để ý nhiều hơn đến sức khỏe để có phản ứng kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa tử cung khi mang thai. MarryBaby chia thành 3 nhóm chính:
Sa tử cung khi đang mang thai có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau đây:
Khi gặp dấu hiệu cuối cùng, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì có thể bệnh sa tử cung khi đang mang thai ở giai đoạn 3 và khó có thể cứu chữa.
Sa tử cung khi đang mang thai cực kỳ nguy hiểm. Do đó, mẹ đặc biệt chú ý đến sức khỏe nếu bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu bị sa tử cung.
Tử cung bị tụt xuống dưới âm đạo khiến thai nhi không thể phát triển như bình thường làm thai chết lưu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ. Chưa kể trường hợp thai nhi có thể bị các bộ phận khác chèn ép khi tử cung bị tụt xuống.
Khi mẹ bị sa sinh dục ở những tháng cuối thai kỳ làm thai nhi trôi ra khi chưa phát triển hoàn thiện. Tình trạng này rất nguy hiểm. Em bé có thể chết yểu, bị dị tật và dẫn đến nguy cơ băng huyết cho người mẹ.
Ngoài ra, bị sa tử cung khi mang thai còn:
Vậy làm cách nào để phòng tránh và điều trị bệnh sa tử cung trong thai kỳ?
Sa tử cung khi đang mang thai khá nguy hiểm nên mẹ lưu ý đến các dấu hiệu bệnh nhé. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. MarryBaby chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe.
AN HY
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
3. Uterine Prolapse in Pregnancy: Two Cases Report and Literature Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6217878/4. Pregnancy with Preexisting Total Uterine Prolapse
https://clinmedjournals.org/articles/cmrcr/clinical-medical-reviews-and-case-reports-cmrcr-7-315.php?jid=cmrcr 5. Causes and treatment https://www.thewomens.org.au/health-information/vulva-vagina/vaginal-prolapse/causes-and-treatment Truy cập ngày 31/8/2021