Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 17/06/2022

Sản giật là gì? - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sản giật là gì? - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sản giật là một biến chứng nặng của tiền sản giật, với tỉ lệ tử vong gây ra cho mẹ và con là rất cao.

Vậy thực sự thì sản giật là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này? Bệnh nguy hiểm như thế nào tới mẹ và bé? Điều trị có dễ dàng không? Mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Sản giật là gì?

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị, đầu tiên các mẹ cần biết sản giật là gì?

Sản giật là tình trạng sản phụ mắc hội chứng tiền sản giật lên cơn co giật, hôn mê sâu đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi. Đây là một trong những biến chứng hiếm gặp, nhưng rất nặng của tiền sản giật. Cơn co giật có thể xảy ra trước sinh (từ tuần 20 trở đi), trong lúc sinh hoặc cũng có thể sau khi sinh.

Tiền sản giật là một hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ, kèm tiểu đạm (tiểu protein) xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này còn có thể đi kèm với những dấu hiệu của tiền sản giật gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận, phổi, thần kinh.

2/ Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của sản giật là gì?

Sau khi đã tìm hiểu sản giật là gì? Vậy tình trạng này gây ra bởi những nguyên nhân nào?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng sản giật vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng nó là tổng hòa của các yếu tố như di truyền, phản ứng miễn dịch của cơ thể, nội tiết, dinh dưỡng, xâm lấn nguyên bào nuôi bất thường (một loại tế bào trong quá trình hình thành nhau thai), rối loạn đông máu, tổn thương mạch máu, nhiễm trùng…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên, với các mẹ có các yếu tố nguy cơ sau, khả năng mắc sản giật và tiền sản giật sẽ cao hơn so với người bình thường:

  • Con so (mang thai con đầu)
  • Béo phì
  • Đa thai
  • Mẹ lớn tuổi
  • Tiền căn từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Tăng huyết áp mạn, đái tháo đường, bệnh thận, Lupus
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị tiền sản giật.

3/ Triệu chứng sản giật là gì?

sản giật và tiền sản giật là gì

Các triệu chứng sản giật thai phụ mắc phải có thể là:

  • Co giật: Biểu hiện bởi 1 hoặc nhiều cơn co giật. Mỗi cơn co giật thường kéo dài 60 – 75s, bắt đầu ở mặt sau đó lan ra toàn thân. Hô hấp của bệnh nhân sẽ bị gián đoạn trong quá trình co giật.
  • Hôn mê sâu: Bệnh nhân hôn mê, bất tỉnh trong một khoảng thời gian, không ý thức được sự việc xung quanh từ khi lên cơn co giật. Vì vậy sau khi tỉnh lại thì thai phụ sẽ không nhớ gì về sự việc đã xảy ra.
  • Kích động: Sau giai đoạn hôn mê, bệnh nhân tỉnh lại. Thai phụ lúc này có thể có triệu chứng kích động, chống đối.

Vì sản giật là biến chứng gây ra bởi tiền sản giật. Các thai phụ cũng có thể có triệu chứng của tiền sản giật từ trước như:

  • Tăng huyết áp
  • Sưng ở mặt hoặc tay (phù tay chân hay phù toàn thân).
  • Tăng cân nhanh
  • Xuất hiện cơn đau đầu dai dẳng, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
  • Tầm nhìn thay đổi, nhìn đôi, nhìn mờ hoặc mất thị lực
  • Buồn nôn và nôn mửa đột ngột
  • Đau bụng trên, thường là dưới bờ sườn bên phải
  • Khó thở.

4/ Chẩn đoán sản giật

Một thai phụ mang thai trên 20 tuần co giật không rõ nguyên nhân, chẩn đoán đầu tiên mà các bác sĩ cần nghĩ tới chính là sản giật. Trong trường hợp co giật đi kèm với các triệu chứng sốt, hoặc xảy ra sau chấn thương, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm như chọc dò dịch não tủy, CT scan sọ não để loại trừ những nguyên nhân không phải là sản giật.

Trong trường hợp co giật mà thai phụ có tiền sử hoặc đã được chẩn đoán mắc tiền sản giật trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm để đánh giá mức độ nặng. Đối với thai phụ chưa từng chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm xem thai phụ có mắc hội chứng này không. Các xét nghiệm đó có thể là: Định lượng đạm trong nước tiểu, công thức máu, chức năng đông máu, chức năng thận, chức năng gan…

5/ Biến chứng của sản giật là gì?

Vậy biến chứng của sản giật là gì, có nguy hiểm không, chắc hẳn là thắc mắc tiếp theo của nhiều mẹ.

Tuy hiếm gặp, nhưng sản giật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn do co giật tái phát hoặc chảy máu nội sọ.
  • Suy thận cấp, thậm chí suy thận mãn.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Gây nên tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhau bong non , thiểu ối.
  • Tổn thương gan.
  • Rối loạn đông cầm máu.
  • Tăng nguy cơ sản giật/ tiền sản giật ở lần mang thai tiếp theo.
  • Tử vong ở mẹ và thai nhi: Sản giật là nguyên nhân chiếm tới 13% trường hợp tử vong ở mẹ trên toàn thế giới.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Rối loạn đông máu khi mang thai có nguy hiểm không?

6/ Điều trị sản giật như thế nào?

Sản giật là gì

Nguyên tắc trong điều trị tiền sản giật – sản giật là : “Ưu tiên mẹ, có chiếu cố đến con”. Thường với các trường hợp tiền sản giật có dấu hiệu nặng, có nguy cơ xảy ra biến chứng sản giật sẽ được theo dõi rất sát sao trong thai kỳ. Mẹ bầu cần phải nhập viện để theo dõi cho tới khi sinh con. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh con sớm. Chỉ định sẽ được bác sĩ cân nhắc trên yếu tố tuổi thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Để dự phòng co giật, có thể sử dụng thuốc chống co giật MgSO4. Các thai phụ có huyết áp cao cần sử dụng thuốc làm giảm huyết áp.

Nếu thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật ở mức độ nhẹ, có thể theo dõi tình trạng huyết áp của mẹ và dùng thuốc để ngăn bệnh chuyển thành biến chứng sản giật. Việc sử dụng thuốc và theo dõi huyết áp giúp giữ tình trạng của mẹ an toàn cho tới khi em bé đủ trưởng thành để chào đời.

Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin đầy đủ cho các mẹ về tình trạng sản giật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị. Tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Eclampsia

https://emedicine.medscape.com/article/253960-overview?reg=1#a8

Ngày truy cập: 24/5/2022

2. Eclampsia

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554392/

Ngày truy cập: 24/5/2022

3. Eclampsia

https://medlineplus.gov/ency/article/000899.htm

Ngày truy cập: 24/5/2022

4. Eclampsia

https://www.uptodate.com/contents/eclampsia

Ngày truy cập: 24/5/2022

5. Pre-eclampsia

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pre-eclampsia

Ngày truy cập: 24/5/2022

x