Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo
Cập nhật 28/05/2024

Những lưu ý từ bác sĩ về cách dưỡng thai khi bị bóc tách cho mẹ bầu

Những lưu ý từ bác sĩ về cách dưỡng thai khi bị bóc tách cho mẹ bầu
Với những trường hợp bóc tách túi thai dưới 50%, mẹ có thể áp dụng các cách dưỡng thai bằng việc thay đổi lối sống sinh hoạt bên cạnh theo sát chỉ định điều trị từ bác sĩ.

Bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là thông tin khiến các bà bầu đứng ngồi không yên. Lo vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thì ít mà thấp thỏm vì sẽ không giữ được con là nhiều. Nếu tỷ lệ bóc tách dưới 50%, ngoài những lời khuyên của bác sĩ, mẹ cũng cần quan tâm tới cách dưỡng thai khi bị bóc tách để phục hồi nhanh nhất.

Thai bị bóc tách là gì?

Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai, xảy ra khi bánh nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung thay vì gắn liền như bình thường. Giữa bánh nhau thai và niêm mạc tử cung hình thành máu tụ, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là 1 góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho bạn biết cụ thể tỷ lệ bóc tách như 5%, 10%, 15%… Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa.

Hình ảnh bóc tách túi thai
Hình ảnh bóc tách túi thai

Tại sao túi thai bị bóc tách? Dấu hiệu nhận biết bị bóc tách túi thai

Trước khi tìm hiểu cách dưỡng thai khi bị bóc tách, bạn cần biết nguyên nào dẫn đến hiện tượng này. Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể nhầm lẫn trong những tuần đầu thai kỳ (thường từ tuần 7-9 thai kỳ) về hiện tượng này. Do thai còn quá nhỏ chưa lấp đầy thể tích buồng tử cung nên khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung bị chẩn đoán nhầm là túi thai bị bóc tách.

Nguyên nhân bị bóc tách được lý giải có thể do thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Theo cơ chế tự nhiên, bào thai đó sẽ chết và bị đẩy ra khỏi tử cung. Bóc tách túi thai trên 50% rất khó giữ được thai. Ngoài ra, còn có thể do:

  • Thai phụ có tử cung dị dạng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…
  • Mẹ bầu mắc phải những bệnh như u xơ tử cung, thường là u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung
  • Do bà bầu nghiện rượu, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích hoặc có những hoạt động quá mạnh.
  • Thai phụ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng hay nấm, nhiễm chất độc (chì, thủy ngân).
  • Thai phụ bị suy hoàng thể, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường…

Dấu hiệu cơ bản của bóc tách túi thai là ra máu âm đạo, đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt (thường ở bụng dưới), cảm giác co thắt tử cung và có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

Cách dưỡng thai khi bị bóc tách cho mẹ bầu

Cách dưỡng thai khi bị bóc tách cho mẹ bầu
Cách dưỡng thai khi bị bóc tách cho mẹ bầu là cần nghỉ ngơi hợp lý

Bóc tách túi thai có khỏi được không? Nếu tỷ lệ bóc tách thấp và được điều trị kịp thời, khả năng giữ được thai sẽ cao. Việc quan trọng mẹ cần làm là nghỉ ngơi và uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng điều trị được. Có trường hợp bóc tách túi thai, bong màng nuôi khi mang thai và vài ngày sau thai chết. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng, mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ khám và cân nhắc xem thai có khả năng tiếp tục sống trong bụng mẹ hay không, đề phòng trường hợp thai chết lưu.

Bên cạnh điều trị theo chỉ định từ bác sĩ, dưới đây là các cách dưỡng thai khi bị bóc tách tại nhà mà mẹ có thể tham khảo.

1. Thai bị bóc tách nên ăn gì?

Theo kinh nghiệm dân gian, cách chữa bóc tách túi thai là mẹ nên ăn củ gai tươi, lá khoai sọ và một số món cháo bổ dưỡng như cháo hạt sen, cháo cá chép, rau xanh, hoa quả tươi, thịt cá, trứng, sữa, ngũ cốc…
thai bị bóc tách nên ăn gì 2
Củ gai tươi nướng chín là bài thuốc dân gian truyền lại để điều trị bóc tách túi thai

Trong Đông y, củ gai tươi được cho là một loại thuốc an thai an toàn giúp chữa bong màng nuôi, tụ dịch dưới màng hiệu quả. Củ gai được chứng minh không độc, có tính ngọt, hàn. Mẹ chỉ cần nướng chín và ăn liên tục khoảng 3 ngày là có tác dụng.

Lá khoai sọ thái nhỏ, phơi khô, mỗi lần sắc với 400ml nước để cạn còn 100ml, uống ngày hai lần giúp an thai. Theo Đông y, lá khoai sọ có vị cay, tính mát, không chỉ giúp bà bầu hết phiền muộn mà còn có tác dụng chữa tiêu chảy, tiêu thũng độc, cầm mồ hôi.

Ngoài cách chữa động thai bằng củ gai và lá khoai sọ, dân gian còn truyền tai nhau nhiều món cháo cũng có công dụng khá hiệu quả như cháo hạt sen, cháo cá chép…

Thai bị bóc tách nên ăn gì? Mẹ cũng nên ăn uống đa dạng để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Mẹ nên ăn các loại rau xanh như rau chân vịt (rau bó xôi, rau bina), rau cải kale; hoa quả tươi như bưởi, cam, quýt; các thực phẩm giàu sắt và axit folic; trứng, sữa, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…

2. Thai bị bóc tách cần tránh ăn gì?

Cách dưỡng thai khi bị bóc tách là bạn cũng cần tránh ăn một số thực phẩm dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

  • Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, gừng,… có thể làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến chảy máu nhiều hơn.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,… có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
  • Thực phẩm sống hoặc tái: Thịt sống, hải sản tái,… có thể chứa vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Thực phẩm có tính hàn: Rau đắng, mướp đắng, dưa hấu,… có thể làm lạnh cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của thai phụ.
  • Thực phẩm có chứa caffeine: Cà phê, trà, nước ngọt có ga,… có thể gây kích thích tử cung, co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao hơn.
  • Rượu bia, thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá có thể gây hại cho thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non,…

Bên cạnh đó, trong tam cá nguyệt đầu tiên, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ cũng cần kiêng cữ không ăn rau răm, rau ngót, rau má, đu đủ xanh, vì có chứa chất gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai.

Thai bị bó tách cần tránh ăn gì?
Thai bị bóc tách cần tránh ăn gì?

3. Để ý chế độ sinh hoạt là cách dưỡng thai khi bị bóc tách

Sau khi điều trị, thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều và kiêng cữ một số vấn đề:

4. Tư thế nằm khi bị bóc tách

Khi thai có dấu hiệu bị bóc tách, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến tư thế nằm. Tư thế nằm khi bị bóc tách là nghiêng bên trái. Và trong toàn bộ thai kỳ, tư thế nằm này cũng tốt cho thai nhi hơn. Đồng thời, quan trọng hơn cả là mẹ cần đi đứng, nằm ngồi nhẹ nhàng để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Dù việc nghỉ ngơi, hay quan tâm đúng đắn tới vấn đề thai bị bóc tách nên ăn gì thì cũng không đảm bảo 100% bóc tách túi thai không tiếp tục tiến triển. Vì vậy, tốt nhất mẹ cần đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Placental abruption

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/placental-abruption/symptoms-causes/syc-20376458

Ngày truy cập: 2.5.2024

  1. Placental Abruption

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9435-placental-abruption

Ngày truy cập: 2.5.2024

  1. Placental abruption

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/placenta-complications/placental-abruption

Ngày truy cập: 2.5.2024

  1. Placental abruption

https://radiopaedia.org/articles/placental-abruption

Ngày truy cập: 2.5.2024

  1. Placental Abruption

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482335/

Ngày truy cập: 2.5.2024

 

 

 

 

 

x