Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cùng MarryBaby tìm hiểu những điều mẹ cần lưu tâm về dị tật tim bẩm sinh ở bé để mẹ giảm được phần nào sự bất an nhé!
Bệnh dị tật tim bẩm sinh (còn gọi là CHDs) chỉ các dị tật về tim hình thành khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và kéo dài đến khi trẻ được sinh ra. Hậu quả của bệnh này sẽ tác động đến hình dạng hoặc cách hoạt động của tim hoặc cả hai.
Khoảng cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và chức năng như một quả tim bình thường. Tim lúc này cũng có những biến chứng như to hoặc nhỏ hơn. Vậy tim thai nhi to hơn bình thường có sao không?
Mẹ lưu ý chỉ số tim ngực sẽ tăng nhẹ theo độ tuổi của thai. Nếu thai nhi bình thường, chỉ số tim ngực sẽ nhỏ hơn 0.5. Do đó, khi thai nhi bị tim to hơn bình thường hay nhỏ hơn bình thường đều cảnh báo sức khỏe tim mạch của thai nhi.
Kích cỡ tim của thai nhi thường sẽ chiếm khoảng ¼ diện tích lồng ngực. Nếu mẹ quan sát ảnh chụng X-quang và thấy tim thai nhi to hơn bình thường, tức, chiếm 1/3 hoặc 1/2 diện tích khoang lồng ngực thì có thể thai nhi đang gặp vấn đề về dị tật tim đấy!
>>Bạn có thể quan tâm: Song thai nhưng 1 thai không có tim thai: Thai còn lại có phát triển bình thường được không?
Ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể nhận được kết quả tim thai dương tính (tim thai +) mà chưa rõ nhịp tim khi đi siêu âm. Mẹ không cần quá bất an vì kết quả cho thấy tim thai đã xuất hiện nhưng vì thai nhi còn quá nhỏ nên chưa thể có nhiều thông số trong kết quả siêu âm. Do đó, mẹ nên trở lại siêu âm trong 1 – 2 tuần sau đó để có kết quả cụ thể hơn.
Từ cuối tuần 16, tim thai nhi có thể đập từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé “tăng động” hơn.
Nếu nhịp tim bé đập hơn 180 lần/phút thì mẹ nên đến thăm khám bác sĩ vì đây là cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Để trả lời câu hỏi tim thai em bé bao nhiêu là bình thường thì ≤ 180 lần/ phút là bình thường mẹ nhé.
>>Bạn có thể quan tâm: Mang thai mấy tuần có tim thai: Câu trả lời chính xác là đây!
Hiểu được tình trạng thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh, các trạng thái thai nhi bị tim to và tim thai dương tính rồi. Mẹ hẳn đang thắc mắc nguyên do nào khiến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
Nguyên nhân của CHDs ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa xác định được cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân có thể gây bệnh như sau:
1. Những thay đổi trong gen hoặc nhiễm sắc thể riêng thai nhi:
2. Chế độ ăn và thói quen sinh hoạt của mẹ:
3. Tình trạng sức khỏe của mẹ:
4. Việc sử dụng thuốc của mẹ khi mang thai: Nếu mẹ tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ khiến khả năng thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh cao hơn.
>>Bạn có thể quan tâm: Thực đơn cho bà bầu thừa cân giúp bảo vệ sức khỏe của con
Sau khi đã biết các tác nhân khiến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh, mẹ có thể tò mò các dấu hiệu nhận biết thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
Để biết chính xác có phải thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ hay không, mẹ cần thực hiện xét nghiệm siêu âm tim thai (siêu âm thai) để kiểm tra tim của bé. Xét nghiệm này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh trái tim của em bé khi còn trong tử cung (dạ con). Mẹ nên thực hiện xét nghiệm này khi thai được khoảng 18 đến 24 tuần mẹ nhé.
Các dấu hiệu bất thường ở tim thai từ kết quả siêu âm thai có thể nói lên khả năng mắc bệnh dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi. Nếu thai nhi có tình trạng di truyền hoặc đột biết nhiễm sắc thể, như hội chứng Down, đây là cảnh báo liên quan đến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
>>Bạn có thể quan tâm: Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết
Bên cạnh siêu âm thai, mẹ cũng có thể tham khảo thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc quan trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên:
Có thể mẹ đang tự hỏi, tại sao 2 xét nghiệm trên đều hướng đến việc phát hiện thai nhi có mắc hội chứng Down. Như đã đề cập, hội chứng này là cảnh báo nguy hiểm liên quan đến việc thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm 2 xét nghiệm:
>>Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai
Việc điều trị thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh còn phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nó. Một số em bé bị dị tật tim mức độ nhẹ như thông liên thất phần cơ sẽ tự lành theo thời gian. Nhưng nếu có mức độ dị tật nghiêm trọng hơn thì có thể điều trị theo những cách sau:
Các hướng điều trị trên chỉ áp dụng kể từ khi đứa bé được sinh ra. Tùy thuộc vào tình trạng của dị tật mà việc chẩn đoán, điều trị có thể bắt đầu sau khi bé mới sinh, hoặc ở tuổi thiếu nhi, hoặc tuổi trưởng thành theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mẹ bầu có thai nhi bị tim bẩm sinh cần đặc biệt quan tâm những điều sau:
Hơn hết, mẹ nên tham vấn bác sĩ để xin lời khuyên về ăn uống, sinh hoạt, thuốc nên sử dụng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh mẹ nhé.
Marrybaby hy vọng những thông tin bổ ích trên đã chia sẻ phần nào nỗi lo thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh của mẹ. Hơn hết, bài viết cũng đề xuất các hướng điều trị và chăm sóc để giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. What are Congenital Heart Defects?
https://www.cdc.gov/ncbddd/heartdefects/facts.html
Truy cập ngày 14/09/2022
2. Temporal trends in survival among infants with critical congenital heart defects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23610203/
Truy cập ngày 14/09/2022
3. Noninherited risk factors and congenital cardiovascular defects: current knowledge: a scientific statement from the American Heart Association Council on Cardiovascular Disease in the Young: endorsed by the American Academy of Pediatrics
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17519397/
Truy cập ngày 14/09/2022
4. Nongenetic risk factors and congenital heart defects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23963188/
Truy cập ngày 14/09/2022
5. Fetal Echocardiogram
Truy cập ngày 14/09/2022