Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 16/04/2023

Thai nhi đầu to có sao không? Có sinh thường được không và cách điều trị như thế nào?

Thai nhi đầu to có sao không? Có sinh thường được không và cách điều trị như thế nào?
Thai nhi đầu to có sao không? Liệu mẹ có thể sinh thường trong trường hợp này không? Đây đều là những điều nhiều mẹ bầu lo lắng.

Thai nhi đầu to có nghĩa là đầu của thai nhi to hơn những thai nhi khác cùng tuổi và cùng giới tính. Tình trạng này có thể báo hiệu cho các biến chứng như não to, chảy máu não, ứ dịch trong não và rối loạn di truyền. Đầu to cũng gặp ở những thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ tương ứng với nguyên nhân gây bất thường.

Tình trạng thai nhi đầu to là gì?

Thuật ngữ macrocephaly có nghĩa là “đầu to”. Thai nhi mắc chứng đầu to có chu vi vòng đầu lớn hơn nhiều so với những thai nhi khác cùng độ tuổi thai và giới tính. Về mặt kỹ thuật, chu vi vòng đầu của thai nhi đầu to (số đo xung quanh phần rộng nhất của đầu) lớn hơn bách phân vị thứ 97. Điều này có nghĩa là đầu của thai nhi lớn hơn 97% thai nhi cùng độ tuổi và giới tính.

Thai nhi đầu to cần phải được can thiệp điều trị. Tuy nhiên, kích thước vòng đầu lớn có thể là một vấn đề di truyền trong gia đình nên chứng này vô hại và không cần phải điều trị. Đây được gọi là chứng đầu to gia đình lành tính.

Kích thước vòng đầu của thai nhi là bao nhiêu?

Kích thước vòng đầu của thai nhi là bao nhiêu?

Tìm hiểu về kích thước vòng đầu của thai nhi cũng là tiền đề để mẹ nắm được “thai nhi đầu to có sao không”. Hiện tại, dân số Việt Nam chưa có bảng tham chiếu về chu vi vòng đầu thai nhi, mẹ có thể tham khảo bảng chu vi vòng đầu (HC) của thai nhi từ 16 tuần theo Hadlock, đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều cơ sở tại Việt Nam. Mẹ bầu lưu ý là bảng số liệu chỉ mang tính chất tham khảo nhé.

  • Tuần 16: 124,4 mm
  • Tuần 16.5: 131,2 mm
  • Tuần 17: 137,9 mm
  • Tuần 17.5: 144,5 mm
  • Tuần 18: 151,1 mm
  • Tuần 18.5: 157,7 mm
  • Tuần 19: 164,1 mm
  • Tuần 19.5: 170,5 mm
  • Tuần 20: 176,8 mm
  • Tuần 20.5: 183,0 mm
  • Tuần 21: 189,2 mm
  • Tuần 21.5: 195,3 mm
  • Tuần 22: 201,3 mm
  • Tuần 22.5: 207,2 mm
  • Tuần 23: 213,0 mm
  • Tuần 23.5: 218,7 mm
  • Tuần 24: 224,4 mm
  • Tuần 24.5: 229,9 mm
  • Tuần 25: 235,4 mm
  • Tuần 25.5: 240,8 mm
  • Tuần 26: 246,0 mm
  • Tuần 26.5: 251,2 mm
  • Tuần 27: 256,2 mm
  • Tuần 27.5: 261,2 mm
  • Tuần 28: 266,1 mm
  • Tuần 28.5: 270,8 mm
  • Tuần 29: 275,5 mm
  • Tuần 29.5: 280,0 mm
  • Tuần 30: 284,4 mm
  • Tuần 30.5: 288,7 mm
  • Tuần 31: 292,9 mm
  • Tuần 31.5: 297,0 mm
  • Tuần 32: 300,9 mm
  • Tuần 32.5: 304,7 mm
  • Tuần 33: 308,4 mm
  • Tuần 33.5: 312,0 mm
  • Tuần 34: 315,5 mm
  • Tuần 34.5: 318,8 mm
  • Tuần 35: 322 mm
  • Tuần 35.5: 325 mm
  • Tuần 36: 327,9 mm
  • Tuần 36.5: 330, 7 mm
  • Tuần 37: 333,3 mm
  • Tuần 37.5: 335,8 mm
  • Tuần 38: 338,2 mm
  • Tuần 38,5: 340,4 mm
  • Tuần 39: 342,5 mm
  • Tuần 39,5: 344,4 mm
  • Tuần 40: 346,1 mm
  • Tuần 40.5: 347,7 mm
  • Tuần 41: 349,2 mm
  • Tuần 41.5: 350,5 mm
  • Tuần 42: 351,6 mm

Nguyên nhân khiến thai nhi đầu to

Nguyên nhân của tình trạng này có thể trải đều từ lành tính (vô hại) đến nghiêm trọng, bao gồm:

  • Bé bị u não
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Chảy máu trong não, do dị dạng động tĩnh mạch
  • Sự phát triển quá mức của xương sọ (cranial hyperostosis)
  • Máu tụ mãn tính: Tụ máu là những túi máu có thể do chấn thương đầu do lực tác động, chẳng hạn như do ngã hoặc lắc.
  • Nhiễm trùng não như viêm màng não, viêm não hoặc áp xe
  • Rối loạn di truyền bao gồm: Chứng loạn sản sụn, Hội chứng X dễ vỡ, U xơ thần kinh loại 1, hội chứng khối u hamartoma PTEN (bao gồm hội chứng Cowden), hội chứng Gorlin và hội chứng Greig cephalopolysyndactyly

>>Xem thêm: Giãn não thất ở thai nhi: Dị tật nguy hiểm mẹ phải lưu ý ngay!

Thai nhi đầu to có sao không?

Thai nhi đầu to có sao không?

“Thai nhi đầu to có sao không” có lẽ là băn khoăn lớn nhất của mẹ bầu. Đầu to ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Khiến bé chậm phát triển.
  • Co giật và động kinh.
  • Chức năng não bất thường.
  • Nén thân não do bộ não quá khổ không có đủ chỗ trong hộp sọ của bé.
  • Não úng thủy, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.

>>Xem thêm: Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Thai nhi đầu to có sinh thường được không?

Bên cạnh băn khoăn “thai nhi đầu to có sao không”, một nỗi lo khác dày vò của mẹ bầu khi biết thai nhi mắc chứng đầu to là việc sinh nở có bình thường không? Chu vi vòng đầu thai nhi to có sao không?

Kết quả nghiên cứu về “Ảnh hưởng của chu vi đầu thai nhi đến kết quả chuyển dạ” cho thấy, so với những phụ nữ sinh con có chu vi vòng đầu trung bình (350 mm), những phụ nữ sinh con có chu vi vòng đầu rất lớn (390 – 410 mm) có tỷ lệ được chẩn đoán chuyển dạ kéo dài cao hơn đáng kể. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn xuất hiện dấu hiệu suy thai và tình trạng suy kiệt.

Do đó, tỷ số chênh đối với ca sinh dùng phương pháp sinh giác hút và mổ lấy thai cũng tăng lần lượt là 46% và 39% trong số các trường hợp thai nhi có chu vi vòng đầu 370 – 410 mm.

Với băn khoăn thai nhi đầu to có sao không? Có sinh thường được không? Câu trả lời là có thể nhưng khó. Theo đó, vòng đầu thai nhi lớn có liên quan đến tình trạng chuyển dạ phức tạp nên sẽ cần dùng đến các thủ thuật hỗ trợ sinh thường, thậm chí phải mổ lấy thai khẩn cấp.

Thai nhi đầu to có sinh thường được không?

Mẹ cần làm gì khi thai nhi đầu to hơn bình thường?

Câu trả lời cho “thai nhi đầu to có sao không” đã rõ. Vậy tình trạng này sẽ được điều trị như thế nào?

Khi phát hiện đầu thai nhi to thông qua các thăm khám và siêu âm tiền sản, bác sĩ cần kết hợp thêm các đặc điểm về hình ảnh học, tình trạng thai nhi, các tổn thương kèm theo cũng như tiền sử gia đình để có hướng giải quyết phù hợp.

Tiên lượng cho thai nhi rất khác nhau tuỳ vào từng nguyên nhân. Nếu là những bất thường nặng, có thể cần chấm sứt thai kỳ, nếu không có bất thường được phát hiện có thể tiếp tục theo dõi và đánh giá thêm sau sinh.

Khi nào chứng đầu to ở trẻ là lành tính?

  • Nếu em bé không có triệu chứng thần kinh, đang đạt các mốc phát triển và có tiền sử gia đình bị đầu to lành tính, khả năng kích thước đầu to là do di truyền từ gia đinh. Do đó, trường hợp này không cần điều trị.
  • Phì đại lành tính khoang dưới nhện ở trẻ nhũ nhi cũng là một tình trạng đầu to lành tính. Trong tình trạng này, có thêm dịch não tủy trong các vùng não của bé, nhưng không gây hại mà sẽ tự khỏi, không cần điều trị.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về trăn trở “thai nhi đầu to có sao không” hay “chu vi vòng đầu thai nhi to có sao không” của mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm thông tin để hiểu rõ về chứng bệnh này, từ đó, có hướng xử lý kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Macrocephaly

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22685-macrocephaly#

Truy cập ngày 25/12/2022

2. Pediatric Hydrocephalus Program

https://www.stanfordchildrens.org/en/service/hydrocephalus

Truy cập ngày 25/12/2022

3. Macrocephaly, Increased Intracranial Pressure, and Hydrocephalus in the Infant and Young Child

http://web.stanford.edu/~pbarnes/docs/lectures/MacroHydroPress.pdf

Truy cập ngày 25/12/2022

4. What it means if your baby has a big head – and how it could impact later life

https://www.mirror.co.uk/lifestyle/family/what-means-your-baby-big-10670830

Truy cập ngày 25/12/2022

5. Macrocephaly

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560786/

Truy cập ngày 25/12/2022

x