Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tuy nhiên, ngoài những cú đá của thai nhi thì bạn cũng có thể cảm nhận được những lần nấc cụt của con. Nhưng khi thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Nguyên nhân của việc thai nhi nấc cụt là do đâu? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường của thai nhi. Nguyên nhân gây nấc cụt ở thai có thể do sự chuyển động bất thường của cơ hoành, do các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, thai nhi sẽ hút vào và thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.
>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy hiểm hơn bạn tưởng
Thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không? Khi thai nhi bị nấc cụt nhiều trong ngày không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Đây chỉ là hiện tượng bình thường, rất hiếm khi là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về dây rốn quấn cổ hoặc sức khoẻ của mẹ.
Khi thai nhi bị nấc cụt sẽ có cảm giác giống như những cú chạm hoặc đá lặp đi lặp lại của con vậy. Chúng là một loạt các chuyển động nhịp nhàng hoặc giật cục cho thấy đó là dấu hiệu em bé đang khỏe mạnh và năng động. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng cảm nhận được điều này.
Thông thường, bạn sẽ cảm nhận những cú đá của thai nhi ở nhiều vùng khác nhau trong bụng. Khi bạn đổi tư thế thì con sẽ không đá nữa. Tuy nhiên, nếu bạn đã đổi tư thế mà vẫn cảm thấy những cơn co giật nhịp nhàng chỉ ở một phần bụng thì có thể là thai nhi đang bị nấc cụt.
Sau khi tìm hiểu thai nhi nấc cụt nhiều có sao không; bạn có thể muốn biết thêm các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Dưới đây là các nguyên nhân bạn nên biết:
>> Bạn có thể xem thêm: Dây rốn quấn cổ em bé có phải thông minh không? Điều mẹ nên cẩn trọng!
Thông thường, bạn sẽ cảm thấy thai nhi nấc cụt vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ ba.
Tuy nhiên, hiện tượng này giảm dần cường độ và tần suất khi bạn sắp đến ngày chuyển dạ. Nếu tình trạng thai nhi nấc cụt trầm trọng hơn trong vòng 3-4 tuần gần đến ngày dự sinh, thì đó có thể là dấu hiệu dây rốn có vấn đề. Khi đó bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ khám thai ngay nhé.
Thai nhi nấc cục nói chung không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Nhưng bên cạnh câu trả lời có sao không khi thai nhi nấc cụt nhiều; thì đôi khi cũng có một số trường hợp bạn cần phải đi khám.
Thông thường, sau tuần 32 thai kỳ, bạn sẽ ít cảm thấy thai nhi bị nấc hơn. Tuy nhiên, nếu thai nhi bị nấc tăng đột ngột, kéo dài hoặc mạnh hơn bình thường thì bạn cần đi khám ngay. Bác sĩ sẽ siêu âm để chấn đoán chính xác nguyên nhân của tình trạng này.
>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần
Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc? Dưới đây là các cách giúp giảm tình trạng thai nhi bị nấc cụt:
Như vậy bạn đã biết thai nhi nấc cụt nhiều có sao không rồi. Đó chỉ là một sự phát triển bình thường của thai nhi khi đang tập thở trong bụng mẹ. Nhưng nếu bạn thấy hiện tượng này diễn ra nhiều và kéo dài hơn sau tuần 32 thai kỳ thì nên đi khám thai ngay nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Fetal Hiccups: Why They Occur & When To See Doctor
https://www.momjunction.com/articles/babies-get-hiccups-womb_0075006/
Truy cập ngày 24/08/2023
2. Baby Hiccups In The Womb: Causes and What to Expect?
https://parenting.firstcry.com/articles/baby-hiccups-in-womb-causes-and-tips-to-ease/
Truy cập ngày 24/08/2023
3. Hiccups and breathing in human fetuses
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1590247/
Truy cập ngày 24/08/2023
4. Fetal hiccups won’t harm your baby – they’re totally normal!
https://utswmed.org/medblog/fetal-hiccups-pregnancy/
Truy cập ngày 24/08/2023
5. Fetal hiccups: an associated fetal heart rate pattern
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6866368/
Truy cập ngày 24/08/2023