Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thai sinh hóa là gì, hay còn được gọi là sảy thai sinh hóa là thuật ngữ để chỉ các trường hợp đã thụ thai , nhưng bị sảy thai từ rất sớm trước khi có thể thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử cung trên siêu âm.
Thai sinh hóa là thuật ngữ dùng để chỉ các trường hợp mang thai nhưng lại bị sảy thai từ rất sớm, ngay sau khi phôi làm tổ (trước khi phôi thai được 5 tuần tuổi) hoặc trước khi phôi thai có thể được nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm. Nhiều bà mẹ dù đã phát hiện các dấu hiệu mang thai nhưng lại phát hiện bản thân sảy thai sinh hóa khi đến khám thai. Trái ngược lại, một số phụ nữ lại thậm chí không biết bản thân đã mang thai và trải qua tình trạng thai sinh hóa. Tình trạng này tương đối giống như một chu kỳ kinh nguyệt bị trễ nếu không thực hiện thử thai
Vì sảy thai vào thời điểm quá sớm nên nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường rất khó xác định, có thể là do bản thân thai nhi đã có bất thường, hoặc do tử cung và sức khỏe người mẹ không được đảm bảo.
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thai sinh hóa gồm có
Tuổi phụ nữ càng cao, thì các nguy cơ và các biến chứng thai kỳ càng cao. Ở phụ nữ tuổi từ 20 đến 30, nguy cơ sẩy thai dưới 20 tuần tuổi là 8,9%. Tỷ lệ này tăng lên 74,7% đối với phụ nữ trên 40 tuổi (1).
>>>Mẹ có thể xem thêm: Độ trưởng thành của nhau thai là gì mẹ biết chưa?
Trong quá trình mang thai, cơ thể đôi khi sẽ cần một lượng nội tiết tố nhất định, để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nếu không có đủ hormone, phôi thai không được nuôi dưỡng đầy đủ và có thể dẫn đến sảy thai.
Đây là lý do thường gặp nhất đối với sảy thai sinh hóa. Các bất thường về nhiễm sắc khiến phôi thai không thể tiếp tục phát triển. Từ đó, cơ thể nhận biết các dấu hiệu không thể sinh tồn của phôi thai, nên dần gây thoái hóa phôi thai và tự hủy. Hầu hết các trường hợp thai sinh hóa xảy ra khoảng 1 tuần sau khi thụ thai, tức thời điểm ngay sau khi bám vào thành tử cung.
Bất thường ở tử cung gây thai sinh hóa là gì? U xơ tử cung hoặc các bất thường ở niêm mạc tử cung có thể ngăn cản phôi thai làm tổ bên trong tử cung và gây sảy thai sinh hóa.
Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung cũng là một trong những yếu tố có thể dẫn đến thai sinh hóa.
>>>Mẹ có thể xem thêm: Thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai có nguy hiểm không?
Sảy thai sinh hóa có thể gây ra do nhiễm một số bệnh có thể lây truyền từ cơ thể mẹ sang thai nhi như bệnh HIV, viêm gan B, C, giang mai, chlamydia, Rubella, Toxoplasma, CMV.
Đặc biệt, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai, chlamydia có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở người mẹ. Vì vậy, tình dục an toàn và tầm soát STDs định kỳ luôn được khuyến cáo bởi các chuyên gia y tế.
Nếu mẹ bầu thử thai, kết quả thử thai sẽ dương tính nhưng sau vài ngày chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến hoặc mẹ sẽ bị chảy máu từ âm đạo.
Sảy thai sinh hóa hầu như không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sảy thai sinh hóa có thể dễ nhận biết nhất bao gồm:
Do khó có thể xác định nguyên nhân một cách chính xác, nên hiện nay các biện pháp dự đoán và phòng ngừa tình trạng sảy thai sinh hóa gần như là không có. Tuy nhiên, nhằm giảm thiểu rủi ro thì một lối sống lành mạnh và thực hiện tình dục an toàn là cách tốt nhất để bạn hạn chế nguy cơ gặp phải thai sinh hóa.
Đặc biệt, nếu như gia đình bạn đã có kế hoạch mang thai, khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai là chuẩn bị hết sức quan trọng nhằm xác định sớm các bất thường trong sức khỏe của bố mẹ có thể di truyền cho con cái và gây ảnh hưởng đến việc thụ thai, phát triển của thai nhi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Maternal age and fetal loss: population based register linkage study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10864550/
Truy cập ngày 28/03/2022
2. Biochemical Pregnancy During Assisted Conception: A Little Bit Pregnant
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3712881/
Truy cập ngày 28/03/2022
3. Chemical Pregnancy
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22188-chemical-pregnancy
Truy cập ngày 28/03/2022
4. Etiological evaluation of repeated biochemical pregnancy in infertile couples who have undergone in vitro fertilization.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5694731
Truy cập ngày 28/03/2022
5. What is a chemical pregnancy?
https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/what-is-a-chemical-pregnancy_40007954
Truy cập ngày 28/03/2022
6. Pregnancy week by week
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/implantation-bleeding/faq-20058257
Truy cập ngày 28/03/2022