Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 17/06/2022

Thoát vị rốn thai nhi có nguy hiểm không?

Thoát vị rốn thai nhi có nguy hiểm không?
Dù tỷ lệ gặp phải thai nhi thoát vị rốn là thấp, khoảng 1/4200 trẻ tại Hoa Kỳ. Các mẹ bầu cũng cần quan tâm và lưu ý để phòng ngừa tình trạng này xảy ra nhé.

Vậy thoát vị rốn thai nhi là gì? Dị tật này nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh nó? Cùng xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho những băn khoăn của các mẹ.

1/ Thoát vị rốn thai nhi là gì?

Thoát vị rốn ở thai nhi (Omphalocele) là tình trạng bất thường về thành bụng của thai nhi, khiến các cơ quan trong ổ bụng như gan, ruột, dạ dày… bị đẩy ra ngoài ổ bụng thông qua một lỗ mở ở vùng rốn. Các cơ quan này được bao phủ trong một túi mỏng trong suốt gọi là phúc mạc và hầu như không mở thông với bên ngoài.

Theo số liệu từ trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, tỉ lệ thai nhi bị thoát vị rốn là 1/4200. Tình trạng này thường đi kèm các dị tật bẩm sinh khác như dị tật tim, dị tật ống thần kinh và bất thường nhiễm sắc thể.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Mẹ bầu bị viêm gan B, nguy hiểm hơn bạn tưởng tượng

2/ Nguyên nhân

Khi thai nhi trong bụng mẹ từ tuần thứ 6 tới tuần thứ 10, ruột lúc này sẽ dài ra và đẩy vào ổ bụng, điều này là hoàn toàn bình thường. Bắt đầu từ tuần thứ 11, ruột bắt đầu quay trở lại ổ bụng. Nếu điều này không xảy ra, sẽ gây ra tình trạng thoát vị rốn ở thai nhi. Sau tuần thứ 14, nếu vẫn tồn tại khối thoát vị thì sẽ được coi là thoát vị bệnh lí.

Nguyên nhân của thoát vị rốn thai nhi vẫn chưa hoàn toàn được biết rõ. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra thoát vị rốn thai nhi là do sự bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể. Ngoài ra, mẹ bầu tiếp xúc với các hóa chất độc hại, một số loại thuốc sử dụng trong thai kì, thức ăn cũng đồ uống có thể gây biến đổi về gen, dẫn tới thoát vị rốn thai nhi.

thoát vị rốn ở thai nhi

Một số yếu tố nguy cơ khiến thai nhi tăng khả năng bị thoát vị rốn so với bình thường như:

  • Mẹ uống nhiều rượu hoặc nghiện thuốc lá.
  • Mẹ sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai như thuốc chống trầm cảm, lo âu ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI).
  • Mẹ thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai có nhiều khả năng khiến thai nhi bị thoát vị rốn.
  • 3/ Chẩn đoán thoát vị rốn thai nhi như thế nào?

    Thoát vị rốn thai nhi thường được phát hiện trong quý thứ hai và quý thứ ba của thai kỳ thông qua siêu âm. Vì tình trạng này thường đi kèm các dị tật bẩm sinh khác như dị tật tim, dị tật ống thần kinh và bất thường nhiễm sắc thể. Nên khi bác sĩ phát hiện thai nhi có thoát vị rốn, có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm tầm soát dị tật khác như:

    • Xét nghiệm máu: Mẫu máu của mẹ được đem đi xét nghiệm để tìm nồng độ chất AFP (alpha-fetoprotein). Đây là một protein được tạo ra ở gan em bé. Nồng độ cao của chất này gợi ý nhiều khả năng có bất thường ở thai nhi.
    • Siêu âm: Phương tiện sử dụng sóng âm để khảo sát các cấu trúc của thai nhi. Siêu âm có thể dùng để đánh giá khối thoát vị, cũng như các dị tật khác như dị tật tim của thai nhi.
    • MRI có thể được sử dụng để đánh giá tim, phổi và các cơ quan khác của bé.
    • Chọc ối: Trong trường hợp nghi ngờ có bất thường di truyền ở thai nhi (bất thường nhiễm sắc thể), chọc ối có thể sẽ được bác sĩ chỉ định cho các mẹ.

    4/ Cách điều trị

    Không có cách nào để khắc phục hay điều trị tình trạng này khi thai còn nằm trong bụng mẹ. Việc điều trị thoát vị rốn thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

    • Kích thước của khối thoát vị
    • Sự hiện diện của các bất thường đi kèm như bất thường nhiễm sắc thể, dị tật tim…
    • Tuổi của thai nhi

    Trong trường hợp khối thoát vị nhỏ, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật ngay sau sinh để đưa ruột vào lại ổ bụng và đóng ổ thoát vị. Nếu khối thoát vị lớn hơn (với nhiều cơ quan trong ổ bụng), việc điều trị sẽ được thực hiện thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu các cơ quan sẽ được bao phủ bằng một vật liệu đặc biệt để các cơ quan này từ từ trở lại ổ bụng. Sau một thời gian, giai đoạn tiếp theo mới là đóng ổ thoát vị lại.

    >> Mẹ bầu có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? Giá xét nghiệm NIPT cho mẹ bầu thắc mắc

    5/ Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa thoát vị rốn thai nhi

    Tới đây, chắc hẳn nhiều chị em sẽ thắc mắc, vậy có cách nào để phòng ngừa được thoát vị rốn ở thai nhi không. Câu trả lời là mẹ bầu có thể phòng ngừa thông qua việc thay đổi lối sống. Một lối sống lành mạnh của mẹ giúp giảm nguy cơ cho em bé:

    thoát vị rốn thai nhi

    Ngoài ra các mẹ cũng cần chú ý theo dõi thai kỳ đều đặn thông qua các lần khám thai, để phát hiện sớm các trường hợp bất thường, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

    Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các mẹ cái nhìn toàn diện về tình trạng thoát vị rốn ở thai nhi. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Facts about Omphalocele

    https://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/omphalocele.html#:~:text=Omphalocele%20(pronounced%20uhm%2Dfa%2D,ever%20is%20open%20or%20broken.

    Ngày truy cập: 29/05/2022

    2. Omphalocele

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10030-omphalocele

    Ngày truy cập: 29/05/2022

    3. Omphalocele: MedlinePlus Medical Encyclopedia

    https://medlineplus.gov/ency/article/000994.htm

    Ngày truy cập: 29/05/2022

    4. Omphalocele

    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=omphalocele-90-P02012

    Ngày truy cập: 29/05/2022

    5. Omphalocele

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519010/

    Ngày truy cập: 29/05/2022

    x