Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Với các thai phụ bị chứng rối loạn đông máu thường được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này có an toàn cho mẹ và thai nhi không? Và khi dùng phương pháp này, mẹ bầu cần lưu ý gì? Bài viết này sẽ giúp chia sẻ đến các mẹ bầu tất cả về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai. Cùng tham khảo nhé!
Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ (ASH), phụ nữ mang thai thường xuất hiện tình trạng máu đông. Trong thời kỳ mang thai, máu có nhiều khả năng bị đông lại như một biện pháp bảo vệ chống lại việc mất quá nhiều máu trong quá trình chuyển dạ.
Tuy nhiên, cục máu đông có thể xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu của chân hoặc ở vùng xương chậu. Tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Bên cạnh đó Dịch vụ Y tế Quốc gia tại Anh (NHS) cho biết; DVT có thể hạn chế lưu lượng máu qua tĩnh mạch gây sưng và đau.
Nhưng nó có thể bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch máu. Nếu khối thuyên tắc nằm trong phổi gây thuyên tắc phổi (PE). PE có thể gây khó thở, đau ngực và ho ra máu. Thậm chí, PE lớn có thể gây xẹp phổi và có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu DVT đã được chẩn đoán và điều trị; thì nguy cơ phát triển thuyên tắc phổi là rất nhỏ.
>> Mẹ bầu có thể tham khảo: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết.
Một số loại thuốc chống đông máu dùng ở dạng viên nén thường không được chỉ định cho thai phụ dùng. Vì thuốc này tác dụng với axit ở dạ dày và đi qua nhau thai gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ bầu.
Vì thế đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đã sinh con; bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chốngđông máu khi mang thai. Đó là 2 loại gồm Heparin bình thường và Heparin trọng lượng phân tử thấp. Do thuốc này được tiêm vào lớp mô mỡ bên dưới da. Vì thế, nó không đi qua nhau thai nên rất an toàn cho thai nhi.
Thai phụ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng máu đông trong 3 tháng đầu của thai kỳ; hoặc trong 6 tuần đầu sau khi sinh.
Ngoài ra Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA) cho biết, một số đối tượng sau có thể bị chứng đông máu khi mang thai gồm:
APA cũng cho biết thêm các dấu hiệu nhận biết chứng đông máu khi mang thai gồm:
Bên cạnh việc tìm hiểu về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai; thai phụ thông thường không cần phải thực hiện các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Tuy nhiên nếu chị em thuộc trong các nhóm sau; thì nên cân nhắc việc xét nghiệm đông máu trước khi mang thai.
Chứng rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Hy vọng với các thông tin về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Nếu thai phụ cần tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai, mẹ nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Blood Clots During Pregnancy
Truy cập ngày 09/04/2022
2. Blood Clotting & Pregnancy
https://www.hematology.org/education/patients/blood-clots/pregnancy
Truy cập ngày 09/04/2022
3. Heparin Use During Pregnancy
https://www.nbt.nhs.uk/maternity-services/pregnancy/heparin-use-during-pregnancy
Truy cập ngày 09/04/2022
4. Blood Clots During Pregnancy
Truy cập ngày 09/04/2022
5. Blood Tests to Show Your Risk for Miscarriage
https://www.choosingwisely.org/patient-resources/blood-tests-for-miscarriage-risk/
Truy cập ngày 09/04/2022