Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tiêm trưởng thành phổi là một phương pháp quan trọng giúp trẻ gia tăng khả năng sống sót; và giảm sự ảnh hưởng của các biến chứng do sinh non gây ra. Các mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu về lợi ích, bất cập và những biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi để chuẩn bị tốt hơn cho việc đón con chào đời nhé!
Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp giúp phổi thai nhi phát triển nhanh chóng hơn; giúp giảm nguy cơ trẻ sinh non bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển chức năng đầy đủ. Phương pháp này cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hệ thống, xuất huyết não, chậm phát triển, tử vong ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng.
Thuốc tiêm trợ phổi hiện nay là các thuốc thuộc nhóm corticosteroid. Có hai loại thuốc trợ phổi thường dùng là betamethatsone (2 liều 12mg tiêm bắp, mỗi liều cách 24 giờ); hoặc dexamethasone (4 liều 6mg tiêm bắp, mỗi liều cách 12 giờ). Ưu điểm của hai loại thuốc này là:
Khi mẹ bầu được tiêm thuốc trợ phổi; thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách:
Tiêm trưởng thành phổi trong giai đoạn từ tuần 25 đến 33 của thai kỳ có thể tăng tốc độ phát triển phổi của em bé rất nhiều. Điều này gia tăng cơ hội sống sót của trẻ sinh non. Ngoài ra, một số lợi ích khác khi tiêm trưởng thành phổi bao gồm:
Liệu trình tiêm trưởng thành phổi thứ hai có thể được xem xét nếu liều đầu tiên cách hơn 2 tuần, trẻ vẫn non tháng và có nguy cơ sinh non. Những nghiên cứu cho thấy tiêm thuốc trợ phổi lần thứ hai cũng có thể có những lợi ích: làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp và các hậu quả nghiêm trọng khác.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách điều trị dây rốn quấn cổ 2 vòng chưa? Tìm hiểu ngay!
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, những trường hợp được bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi bao gồm:
Trong các trường hợp nêu trên, mẹ bầu cần nhập viện để bác sĩ theo dõi. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, thuốc trợ phổi nên được tiêm ít nhất 24 giờ trước khi sinh và không quá 1 tuần trước ngày em bé chào đời. Thời điểm tiêm corticosteroid cho trẻ sinh non là yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp này. Nếu các mũi tiêm được tiêm hơn 1 tuần trước khi sinh; tác dụng sẽ bị giảm thiểu.
>> Bạn có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết
Hiện chưa có bằng chứng cụ thể về những tác dụng tiêu cực trẻ có thể gặp phải nếu mẹ tiêm trưởng thành phổi trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũ hơn chỉ ra rằng thai nhi tiếp xúc với các đợt tiêm thuốc trợ phổi lặp đi lặp lại trong tử cung có nhiều khả năng bị giảm cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu khi sinh.
Mặc dù trẻ sơ sinh được điều trị có nhiều khả năng có kích thước nhỏ hơn khi sinh ra, nhưng không có tác hại lâu dài nào được tìm thấy.
Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi các chuyên gia trường Đại học Oulu, Phần Lan cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêm trưởng thành phổi và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Một vài chuyên gia cũng lo ngại việc sử dụng thuốc trợ phổi liều cao trong một thời gian dài có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ.
>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ
Nghiên cứu đã không chứng minh được tiêm thuốc trợ phổi trước sinh gây hại cho người mẹ; ngoài việc gây đau hoặc sưng cục bộ tại chỗ tiêm. Ngoại lệ là ở những bà mẹ đã trải qua nhiều đợt điều trị bằng tiêm thuốc trợ phổi, một số mẹ chia sẻ rằng họ gặp vấn đề về giấc ngủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều bà mẹ có con sinh non cũng gặp vấn đề với giấc ngủ.
Một số biến chứng khác có thể gặp ở thai phụ sinh con non:
Ngay khi có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc giảm cơn gò tử cung hoặc tiêm trưởng thành phổi.
Ngoài những trường hợp dọa sinh non, tiêm trưởng thành phổi cũng được chỉ định trong những trường hợp suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu lớn tuổi, trường hợp đa thai. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu những ưu, khuyết điểm và biến chứng khi tiêm trưởng thành phổi trước khi quyết định tiêm.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Pregnancy and birth: Before preterm birth: What do steroids do?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279568/
Ngày truy cập: 28/12/2021
Antenatal Corticosteroid Therapy for Fetal Maturation
Ngày truy cập: 28/12/2021
Effects of repeat prenatal corticosteroids given to women at risk of preterm birth: An individual participant data meta-analysis
https://journals.plos.org/plosmedicine/article?id=10.1371/journal.pmed.1002771
Ngày truy cập: 28/12/2021
Steroid injections for premature babies linked to mental health risk
https://www.imperial.ac.uk/news/136366/steroid-injections-premature-babies-linked-mental/
Ngày truy cập: 28/12/2021
Prophylactic antibiotics for inhibiting preterm labour with intact membranes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24307518/
Ngày truy cập: 28/12/2021